Đánh giá về âm thanh trên các phương tiện quảng bá của Furama Resort

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn furama resort (Trang 60 - 61)

Với một quảng cáo trên truyền hình hay internet thì ngoài yếu tố hình ảnh và màu sắc, âm thanh cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để có được một giai điệu hay trong quảng cáo, các nhà làm marketing có thể lựa chọn một bài hát, giai điệu nổi tiếng, tuy nhiên không phải dễ dàng để tìm kiếm một ca khúc có sẵn phù hợp, chưa kể tới vấn đề thương lượng bản quyền nên nhiều người đã chọn giải pháp sáng tác một đoạn nhạc phù hợp với nội dung muốn truyền tải. Những giai điệu hay có thể trở thành linh hồn của quảng cáo, gây ấn tượng sâu sắc cho người xem. Chắc hẳn ít người có thể quên bài hát “Quando Quando” quảng cáo cho bia Heineiken cách đây 3,4 năm hay bài hát “You are my sunsilk” làm nhạc nền quảng cáo cho dầu gội Sunsilk... Nhằm đánh giá hiệu quả của giai điệu mà Furama đang sử dụng trên internet và trong các clip quảng cáo phát tại nước ngoài, bài nghiên cứu cũng đưa ra các số liệu thể hiện cảm nhận của khách hàng khi nghe giai điệu này trong bảng 21. Kết quả cho thấy khách hàng cảm thấy rất ấn tượng về giai điệu trên hai kênh quảng bá tivi (4.24) và internet (4.46). Nhiều khách hàng đã cho hay giai điệu này đã gợi cảm giác rất thoải mái, thư giãn và khiến khách hàng hình dung về một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời khi đi kèm với giai điệu đó là những hình ảnh tạo ấn tượng rất mát mẻ, sảng khoái và dễ chịu.

Bảng 21: Đánh giá của khách hàng về âm thanh trên các phương tiện quảng bá

Tiêu thức N Đánh giá của khách về âm thanh (%)

Giá trị trung bình

Rất tệ Không hay Bình thường Hay Rất hay

Internet 100 0 0 7 40 53 4.46

Truyền hình 100 0 0 15 46 39 4.24

( Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2010 ) Chú thích: Thang điểm Likert: 1= Rất tệ….5= Rất hay Có ý kiến cho rằng âm thanh trên các phương tiện quảng bá của Furama không quá ấn tượng. Nhằm kiểm chứng xem nhận định đó có đúng hay không bài tiểu luận sử dụng kiểm định One-Sample T-Test. Thông qua kết quả kiểm định tại biểu bảng 22, ta nhận thấy các yếu tố đều có mức ý nghĩa Sig < 0.05, nghĩa là bác bỏ H0, chấp nhận H1, giá trị kiểm định không có ý nghĩa về mặt thống kê, ta chưa có cơ sở để kết luận âm thanh trên các phương tiện quảng bá không quá ấn tượng.

Bảng 22: Kiểm định One-Sample T-Test đánh giá của khách về âm thanh trên các phương tiện quảng bá

Tiêu thức N Giá trị trung bình Giá trị kiểm định (µ0) Mức ý nghĩa (Sig.)

Internet 100 4.46 4 .000

Truyền hình 100 4.24 4 .001

( Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2010 ) Thông qua phân tích phương sai ANOVA tại bảng 23 ta kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về quốc tịch, giới tính, độ tuổi, trình độ hay nghề nghiệp ảnh hưởng đến đánh giá của khách hàng về âm thanh, giai điệu trên hai phương tiện quảng bá tivi và internet.

Bảng 23: Kiểm định phương sai ANOVA đánh giá ảnh hưởng của các tiêu thức phân loại đến cảm nhận của khách về âm thanh trên các phương tiện quảng bá

Tiêu thức

Các tiêu thức phân loại

Quốc tịch Giới tính Độ tuổi Trình độ Nghề nghiệp

Internet Ns * * * *

Truyền hình Ns * Ns * *

( Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3,4 năm 2010 ) Chú thích: (*) Sig > 0.05, khác biệt không có ý nghĩa

Ns: Không có ý nghĩa thống kê do phương sai các nhóm không đồng nhất

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn furama resort (Trang 60 - 61)