Li Các điềukiện khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 63)

IV. NHỮNG ĐIỀUKIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN FACTORING VÀ FORFAITING NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CỦA CÁC N ƯỚ C

li Các điềukiện khách quan

LI. Có nhu cầu đáng kể và ổn định với nghiệp vụ Factoring và Forfaiting

Môi trường kinh tế xã hội ổn định, hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhứp khẩu nói riêng có chiều hướng tăng trưởng tích cực, tiềm tàng một nhu cầu rất lớn đối với việc triển khai và phát triển dịch vụ Factoring và Forfaiting. Đồng thời, nhu cầu về tín dụng trong lĩnh vực xuất khẩu luôn là vấn đề cấp thiết đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bán hàng trả chứm trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, các nguồn tài trợ truyền thống vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển của nền kinh tế.

Thực tế ấy đã mở ra cơ hội phát triển cho các hình thức tín dụng như factoring và forfaiting, góp phần thoa mãn tốt hơn yêu cầu được hỗ trợ để phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và hơn nữa là của nên kinh tế. Đặc biệt đối với Việt Nam, tới đây với việc thực hiện đầy đủ nội dung cam kết của

1

Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và thực hiện cam kết trong WTO, nghiệp vụ factoring và forfaiting sẽ còn có thêm điều kiện để phát triển hơn nữa.

Việc triển khai factoring và forfaiting chính là việc đem lại những dịch vụ mới, hữu ích và bổ sung cho các dịch vụ truyền thống, góp phần hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp XNK ngày càng tốt hem.

1.2. Vê nhận thức

Thực tế tậ một số nước trên thế giới như Hà Lan, Rumani, Trung Quốc, Ấn Độ đã cho thấy sự nhận thức của các thành phần kinh tế đối với Factoring và Forfaiting là một yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại của việc phát triển các nghiệp vụ này. Các biện pháp tuyên truyền phổ biến cho các thành phẩn kinh

tế nhận thức được lợi ích của Factoring và Forfaiting là điều cần thiết.

Tại Hà Lan, nghiệp vụ factoring đang thực sự khởi sắc và là tâm điểm chú ý trên thị trường íactoring thế giới. Nguyên nhân đem lại thành công cho các công ty íactoring Hà Lan chính là ở chỗ họ có sự hiểu biết sâu sắc nhiều hơn về các dịch vụ và các lợi ích mà íactoring mang lại. Xuất phát tậ sự nhận thức ấy, các sản phẩm và nghiệp vụ íactoring luôn được đổi mới thường xuyên; mối quan hệ giữa các íactor và khách hàng, giữa ngân hàng mẹ và factor (công ty con thuộc ngân hàng) ngày càng được củng cố, tạo đà dịch vụ factoring phát triển. N ă m 2006, Hà Lan là một trong l o nước doanh thu tậ hoạt động íactoring lớn nhất thế giới với mức 25.500 triệu Euro.

Tương tự Hà Lan, Rumani cũng là một nước đã có sự nhận thức khá rõ về dịch vụ factoring. Biểu hiên, đây là dịch vụ được đánh giá cao nhất tậ phía khách hàng cũng như ngân hàng tại Rumani. Khách hàng nhận thức được những lợi ích về chi phí thấp hơn. Ngân hàng cũng nhận thấy đây là giao dịch đơn giản. Trước đây, luật pháp Rumani quy định người xuất khẩu phải có nghĩa vụ thu được doanh thu xuất khẩu trong một khoảng thời gian quy định, nếu v i phạm sẽ bị phạt. Đây là một cản trở cho hoạt động factoring. Tuy nhiên tậ năm 2002, quy định này đã không còn áp dụng đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ íactoring miễn truy đòi nữa vì nhà chức trách nước này đã nhận thấy được lợi ích của dịch vụ íactoring trọn gói.

Bên cạnh những quốc gia có được thành công kể trên, một số quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ lại gặp nhiều trở ngại và khó khăn chính từ vấn đề nhìn nhận còn hạn hẹp của các thành phẩn kinh tế về các dịch vớ này.

Trung Quốc vẫn được xem như khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhất cho hoạt động factoring ở châu Á. Daưen Linder, Phó Chủ tịch quản trị Chi nhánh Dịch vớ Thương mại GMAC CF, một công ty dịch vớ tài chính con của Tập đoàn General Motor nhận xét rằng "Thị trường íactoring của Trung Quốc đang kém phát triển nhất trong khu vực, nhưng thị trường này có tiềm năng rất lớn, lớn gấp hai lần các nước khác cộng lại". Tình trạng này thể hiện phần nào qua mức doanh thu 14.300 triệu Euro của Trung Quốc trong năm vừa qua - một con số tăng trưởng quá nhanh so với năm 2004 là 4.315 triệu EUR. 4.

Tại Ân Độ, dịch vớ forfaiting lần đầu tiên được giới thiệu năm 1992, thế nhưng lúc đó phần lớn các nhà xuất khẩu nước này chẳng mấy quan tâm và nhận thức đầy đủ về dịch vớ này. Số lượng các ngân hàng thực hiện forfaiting cũng cực kỳ hiếm hoi, hầu như chỉ có Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Exim bank) độc quyền thực hiện.

1.3. Về môi trường pháp lý

Về nguồn luật quốc tế, hiện nay có hai Công ước liên quan là đến Factoring,

đó là:

- Công ước UNIDROIT về Factoring quốc tế (ký tại Ottawa, Canada tháng 5/1988)

- Công ước Liên Hiệp quốc về việc chuyển nhượng những khoản phải thu trong thương mại quốc tế (UNCITRAL), được Hội đồng chung Liên Hiệp quốc thông qua ngày 12/12/2001 và để ngỏ cho chính phủ các nước tham gia ký kết.

Về nguồn luật quốc tế điều chỉnh forfaiting: Hiện nay chưa có nguồn luật

quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh dịch vớ này. Tuy nhiên, vì các giao dịch Forfaiting liên quan rất mật thiết với hối phiếu, thư túi dớng L/C nên Luật thống nhất hối phiếu (ULB) 1930, Quy tắc và thực hành thống nhất tín dớng chứng từ của ICC

(UCP 600), Luật Thương mại thống nhất của Mỹ (UCC) sửa đổi năm 1995, Luật công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005.... cũng được xem là nguồn luật liên quan đến Bao thanh toán Forfaiting.

Ngày 6/9/2004, Việt Nam đã có Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các NHTM, có hiệu lởc từ ngày 1/10/2004.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là khái niệm "bao thanh toán" cũng như các vấn đề liên quan trong quy chế này mới chỉ dừng ở nghiệp vụ Factoring vì điều 19 của Quy chế quy định rằng: "Khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày sẽ không được bao thanh toán".

Điều này đã cho thấy phạm vi điều chỉnh của Quy chế không bao gồm bao thanh toán trung và dài hạn (Forfaiting), do vậy cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào trởc tiếp quy định về Forfaiting ở Việt Nam.

Đây là một điều kiện rất quan trọng cho Việt Nam để nhằm khắc phục những hạn chế về môi trường pháp lý mà một số các nước đi trước đã từng gặp phải, trong số đó có Bulgari, Áo, Ấn Độ... Theo đó, các văn bản pháp luật liên quan đến nghiệp vụ ịactonng và forfaừỉng phải được hoàn thiện nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp cho các nghiệp vụ này, chú ý quy định người mua phải bất buộc thanh toán cho công ty factoring và forfaiting, chứ không phải là thanh toán cho người bán.

Trong quá trình thởc hiện nghiệp vụ factoring, Bulgari gập khó khăn vì không có luật điều chỉnh việc chuyển nhượng các khoản phải thu. Không những thế luật pháp nước này còn cho phép các chủ nợ được đặt ra một điểu khoản đặc biệt trong hợp đổng mua hàng cấm việc chuyển nhượng các khoản phải thu cho bên thứ ba. Còn tại Áo, luật pháp nước này cũng vẫn duy trì điều khoản cấm chuyển nhượng. Hơn nữa, có lẽ đây là quốc gia duy nhất của châu Âu quy định người mua (chứ không phải là chủ nợ) có quyền quyết định những khoản m à anh ta phải thanh toán có được chuyển nhượng cho công ty íactoring hay ngân hàng hay không. Các íactor ở các Bulgari và Áo đều cho rằng các quy định của các nước này không cung cấp đủ cơ sở luật pháp để các íactor có thể đảm nhận rủi ro của người bán

hàng trên cơ sở thoa thuận song phương. Đây là một trỏ ngại rất lớn cho sự phát triển của íactoring.

Ngoài ra, thông thường ở các nước khác, có những quy định cho phép các factor và người bán ký kết hợp đồng chuyển nhượng các khoản phải thu m à không cốn có sự đồng ý của người mua, việc chuyển nhượng chỉ cốn thông báo cho người mua biết m à thôi. Tuy vậy, tại cộng hoa Czech, trong khi các íactor nước này muốn phát triển factoring kín, Luật Dân sự điểu chỉnh việc chuyển nhượng các khoản phải thu lại quy định rằng con nợ phải được thông báo không chậm trễ về việc chuyển nhượng.5

Xét về một số những quy định liên quan khác, luật pháp của Ấn Độ là một ví dụ điển hình về những quy định còn chưa hợp lý.

Đối với íactoring, luật pháp Ấn Độ chưa buộc được người mua phải thanh toán cho các factor chứ không phải là cho người bán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với forfaiting, thậm chí cho đến cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước, vẫn chỉ có Thông tư số 3 (ban hành ngày 23/2/1992) quy định về việc Ngân hàng Xuất nhập khẩu của nước này được phép thực hiện forfaiting. Hơn nữa, không có hoạt động hướng dẫn hoặc biện pháp nào của Ngân hàng dự trữ Quốc gia (RBI) nhằm cải thiện giới hạn túi dụng xuất khẩu cho thời hạn dài hơn 180 ngày. Một số quy định khác của Ân Độ về forfaiting cũng chưa thực sự phù hợp với thực tiễn nền kinh tế đất nước. Cụ thể, theo quy định của Ân Độ, giá trị tối thiểu của một hợp đồng được áp dụng forfaiting phải là Ì triệu USD, trong khi đó phốn lớn các giao dịch xuất khẩu của nước này đều không vượt quá con số nói trên. Điều này khiến cho các giao dịch trị giá khoảng 30.000-40.000 USD vốn là phổ biến ở đây không nhận được tham gia vào dịch vụ forfaiting. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của lòríaiting Ấn Độ thời gian đốu.6

5

Nguồn: Marie H.R Bakker, Leora Klapper, Undell, G.F (2004), "Financing SMEs with /actoring: Global growth in /actoring and its potential in Eastern Europe", Working paper, the Worỉd Bank, Edition ì, Poland

6

Nguồn: Institue for Technology and Management, 1995-1997, Prọịect Report ôn Forfaiting

Trong những năm gần đây, với sự điều chỉnh dần các quy định, luật pháp, cùng những hoạt động nghiên cứu khác, dịch vụ forfaiting tại đây đã trở nên phổ biến và phát triển hơn, tuy những sự cải thiện ờy cũng chưa phải là đáng kể so với các quốc gia phát triển khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 63)