V. MỘT SỐ KIÊN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀ
Trước bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu ứ Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn khi muốn tăng doanh số, mở rộng thị trường, thiết lập quan hệ với các khách hàng mới. Trong quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp X K thường muốn thu được tiền ngay sau khi bán hàng, trong khi lại phải cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng bằng phương thức ừả chậm.
Nghiệp vụ Bao thanh toán Factoring và Forfaiting ra đời đã giải quyết được mâu thuẫn đó. Nghiệp vụ này cho phép người X K bán hàng trả chậm cho người N K nhung lại được thanh toán ngay sau khi giao hàng bói các tổ chức Bao thanh toán (NHTM hoặc các công ty tài chính). Đồng thời, người X K lại được bảo đảm rủi ro tín dụng khi người NK không thanh toán và giảm được gánh năng khi không phải theo dõi và đòi các khoản phải thu. Ngược lại, người N K được lợi vì mua hàng theo phương thức trả chậm và chi phải trả tiền khi hàng hoá / dịch vụ thực sự đáp ứng các yêu cầu của Hợp đồng mua bán ngoại thương.
Cho đến nay, hai nghiệp vụ Bao thanh toán Factoring và Forfaiting đã xuất hiện ứ 60 quốc gia trên thế giới và đang ngày càng tứ ra là một công cụ hữu ích và phổ biến trong thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, kể từ khi Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng được ban hành, ngoại trừ các N H T M có vốn đầu tư nước ngoài, đến nay đã có một số NHTM trong nước đưa nghiệp vụ này vào triển khai hoạt động nhưng chưa mạnh và còn rất nhiều bất cập.
Vì vậy nghiên cứu để phát triển 2 nghiệp vụ Bao thanh toán này một mặt nhằm đa dạng hoa các sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp XNK, mặt khác cũng để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.