V. MỘT SỐ KIÊN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
1.2. Cần kiện toàn Trung tâm thôngtin tíndụng (CIC) của NHNN
Việc kiện toàn CIC sẽ giúp các NHTM, doanh nghiệp và cá nhân có được thông tin chính xác và đáng tin cậy. Vấn đề then chốt là mở rộng quy m ô kho cơ
sở dữ liệu, rút ngán thời gian cung cấp thông tin. Thông tin minh bạch sẽ thúc đẩy sự phát triển cồa thị trường tài chính nói chung và nghiệp vụ Bao thanh toán nói riêng.
Hiện nay CIC là cơ quan duy nhất chuyên cung cấp thông tin cho các NHTM và thu thập những thông tin từ các nơi này. Song cho đến nay, CIC vẫn
chưa trở thành nơi tin cậy cung cấp những thông tin chắc chắn và đầy đồ cho việc phòng ngừa rồi ro hoạt động NH. Do đó, cần phải có những biện pháp tích cực để hoàn thiện các dịch vụ cồa CIC, trong đó có thể kể đến:
- Cần quy định rõ là theo từng thời kỳ các N H T M phải thông tin đầy đồ về tình hình tài chính, vay vốn và trả nợ cồa các DN để CIC theo dõi và cập nhật số liệu.
- Các D N có đăng ký kinh doanh phải nộp cho CIC bảng tổng kết tài sản có kiểm toán, bản báo cáo thu chi và các báo biểu đề để CIC phân tích và cung cấp thông tin cho N H và các DN khi cần tìm hiểu đối tác để thiết lập mối quan hệ kinh doanh.
- CIC phải là nơi đăng ký theo pháp định tài sản thế chấp các khoản cho vay/ tài ượ của các NU để tránh trường hợp một tài sản đem thế chấp nhiều nơi.
- Để các NHTM và các DN chấp hành nghiêm chỉnh việc nộp các thông tin báo cáo một cách thường xuyên, đầy đủ, ngoài những biện pháp hành chính bắt buộc, ác còn phải chừng minh cho họ thấy những lợi ích của việc làm đó, không chỉ cho nền kinh tế nói chung m à còn phục vụ riêng cho từng DN.
- CIC không những là cơ quan cung cấp và thu nhập thông tin đơn thuần m à còn phải chịu trách nhiệm về những thông tin do mình cung cấp. Nếu thông tin sai lệch, chậm trễ dẫn đến rủi ro, CIC phải chia sẻ một phần trách nhiệm bằng cách chịu bồi thường một tỷ lệ một khoản vay/tài trợ. Ngược lại, oe cũng có quyền được hưởng một mừc phí thoa đáng tuy theo dịch vụ minh cung cấp. Sự thúc đẩy bằng lợi ích vật chất này sẽ có tác dụng tăng hiệu quả cho hoạt động của ơc.
- NHNN cần đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ cho CIC.
1.3. Phối họp với các NHTM, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước để hiện đại hoa công nghệ NH.
- Việc hiện đại hoa công nghệ NH là một kế hoạch mang tính dài hạn, một chiến lược phát triển tổng quát nên chỉ riêng ngành NH thì khó có thể thực hiện được. Do đó, để hiện đại hoa công nghệ thành công thì một đòi hỏi tất yếu là phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
- NHNN cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ, thẩm định chính xác các chương trình đầu tư cũng như các hợp đồng mua bán công nghệ, trang thiết bị máy móc với nước ngoài để tránh biến thị trường V N thành "bãi rác công nghiệp" gây lãng phí nguồn ngoại tệ quốc gia. Có như vậy, công nghệ ngân hàng V N mới có điều kiện phát triển theo kịp với trình độ trong khu vực và trên thế giới, từ đó phục vụ tốt cho mọi hoạt động kinh doanh NH, trong đó có hoạt động Factoring.
1.4. NHNN cẩn tạo điều kiện cho các NHTM ngày càng được hoạt động theo cơ
chế thị trường, tâng cường tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh.
Có như vậy các NHTM mói thực sự có khả năng phát huy năng lực của mình trong việc đa dạng hoa và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng quốc tế hiện đại, trong đó có Bao thanh toán.
1.5. Ngân hàng Nhà nước có nhiều quan hệ với hệ thống ngân hàng thế giới
cần phải là một đẩu mối liên hệ giúp cho công tác đào tạo nghiệp vụ Factoríng
và Forfaiting cho các NHTM, nhất là đào tạo những cán bộ trực tiếp tham gia vào
quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và chuyên trách công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mói. Đây được coi là những bưẩc tiền dề để có thể hoàn thiện hệ thống pháp luật NH, để phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực NH... từ đó thúc đẩy hoạt động N H nói chung và hoạt động Bao thanh toán nói riêng phát triển mạnh mẽ.
1.6. NHNN cần có chính sách sử dụng linh hoạt công cụ t giá nhằm khuyến khích xuất khẩu.
Công cụ tỷ giá là một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ tăng lên thì giá cả hàng hoa tính theo đồng nội tệ sẽ trở nên cao hơn, tuy nhiên giá thành sản phẩm sản xuất trong nưẩc tính theo đồng nội tệ lại không thay đổi, nếu tính ra ngoại tệ thì lại giảm đi, do đó có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Chính sách tỷ giá linh hoạt để vừa khuyến khích XK, hạn chế N K song đồng thời vẫn đảm bảo được sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, không gây cú sốc lẩn và thiệt hại tẩi các DNNK.