Về mặt pháp lý:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 103 - 107)

IV. NHỮNG ĐIỀUKIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN FACTORING VÀ FORFAITING NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CỦA CÁC N ƯỚ C

2. Những mặt còn hạn chế:

2.1. Về mặt pháp lý:

Qua thực tế triển khai dịch vụ bao thanh toán tại một số N H T M cho thấy Qui chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức túi dụng ban hành kèm theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06.09.2004 còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể:

Một số quy định trong quy chế còn có những điểm chưa chính xác.Ví dụ

Điều 1: Nghiệp vụ bao thanh toán ở V N theo định nghĩa là "việc cấp tín dụng thông qua việc mua lại các khoờn phời thu", định nghĩa như vậy liệu có chính xác không? Quan hệ túi dụng là một quan hệ tách bạch riêng, khác với quan hệ mua bán, nếu trong khái niệm đưa ra hai cụm từ vừa là quan hệ túi dụng, vừa là quan hệ mua bán thì sẽ rất nhập nhằng và gây khó hiểu cho người đọc cũng như người sử dụng những thuật: ngữ này. Mặt khác, định nghĩa bao thanh toán chỉ thuần tuy là một hình thức cấp túi dụng là chưa đầy đủ. Bao thanh toán là một gói dịch vụ bao gồm tài trợ, thu nợ, bờo đờm rủi ro tín dụng và theo dõi khoờn phời thu.

Điều 2: Chỉ quy định bao thanh toán đối với hàng hoa, không đề cập tới dịch vụ là không phù hợp với các Luật lệ và tập quán về Bao thanh toán quốc tế.

Điều 4: Định nghĩa số dư bao thanh toán là số tiền m à đơn vị bao thanh toán

ứng trước cho bên bán hàng theo thoa thuận tại hợp đồng bao thanh toán là chưa

chính xác và mâu thuẫn với điều 2: Bao thanh toán là một hình thức cấp túi dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoờn phời thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.

Điều li: Định nghĩa về bao thanh toán miễn truy đòi và có truy đòi là không cần thiết vì trong các luật và quy tắc quốc tế, chỉ quy định việc các tổ chức Bao thanh toán có cung cấp chức năng bờo đờm rủi ro tín dụng cho người bán hàng hay không.

Điều 13: Quy định không được bao thanh toán kín là không phù hợp với thực tiễn. Do việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán phời được bên bán hàng và

bên mua hàng thoa thuận từ trước trong hợp đồng. Liệu điều này có hạn chế phạm vi hoạt động của các tổ chức bao thanh toán.

Điều 20. Số dư các khoản phải thu m à đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho OI bên nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dặng cho OI khách hàng theo quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng. Việc coi bao thanh toán nhập khẩu là bảo lãnh như vậy là chưa chính xác.

Điều 25. Không cho phép người mua được đòi lại tiền hàng trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều

khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng là trái với luật của Hiệp hội FCl.

Hai là, còn có những điểm cần thiết nhưng chưa được quy định rõ trong

Quy chế:

Trong hoạt động bao thanh toán sẽ diễn ra một bước quan trọng: "chuyển giao quyền đòi nợ" từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán nhưng lại không thấy có quy định nào xác lập mối quan hệ này. Như vậy việc chuyển giao này có được thừa nhận không, và trong trường hợp không được thừa nhận thì phải xử lý như thế nào. Bên cạnh đó, sau khi bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán thoa thuận, ký kết hợp đồng bao thanh toán sẽ phải "thông báo bằng văn bản cho bên mua hàng", liệu như thế đã đủ chưa, làm thế nào để biết được rằng việc thông báo đã có hiệu lực thi hành cho tất cả các bên.

Hoạt động của nghiệp vặ bao thanh toán tại ngân hàng cũng chưa được tách bạch khỏi hoạt động tín dặng mà hầu như theo sự quản lý thì lại gần như giống nhau hoàn toàn. Trong khi đó, yêu cầu để phát triển dịch vặ bao thanh toán ở các nước trên thế giới là việc tài trợ trong bao thanh toán sẽ "không thiên về khuynh

hướng từng giao dịch cũng như không phải là hoạt động "chiết khấu" từng khoản phải thu riêng biệt", các đơn vị bao thanh toán sẽ có những tiêu chí riêng để lựa chọn khách hàng và kiểm soát khách hàng, không phải giống hoàn toàn như tiêu chí của ngân hàng khi cho vay (có thể dựa vào tài sản đảm bảo và việc thẩm định

người bán hàng), có rất nhiều yếu tố m à được các đơn vị bao thanh toán xem xét trong khi những yếu tố đó thường không được các ngân hàng để ý (ví dụ như rủi ro của đơn vị bao thanh toán không nằm ở chỗ người bán mà là ỏ chỗ khả năng thanh toán tiền của những người mua cũng như mức độ phân tán giữa các người mua).

Chưa có văn bản nào quy định cho nghiệp vụ Bao thanh toán forfaiting. Quy

chế ban hành 1096/2004/QĐ-NHNN về Bao thanh toán nhưng mại chỉ dừng lại ở việc đưa ra những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ Bao thanh toán Factoring. Đây là một trở ngại lạn cho các ngân hàng, các công ty tài chính nưạc ta trong việc triển khai forfaiting vì chưa có một văn bản pháp lý nào trực tiếp điều chỉnh.

Vì vậy, để V N có thể phát triển được một thị trường dịch vụ bao thanh toán hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì sẽ cần sự cố gắng và nỗ lực của rất nhiều bên, tuy nhiên cái gốc sẽ vẫn là những điều chỉnh phù hợp của các văn bản pháp luật hiện hành sao cho vẫn giữ được những đặc trưng vốn có của loại nghiệp vụ đặc biệt này và đồng thời phát huy hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện nghiệp vụ.

2.2 Nghiệp vụ bao thanh toán còn chưa phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là bao thanh toán quốc tê.

Kể từ khi quyết định về quy chế hoạt động bao thanh toán được ban hành cho đến khi nghiẹp vụ bắt đầu được triển khai là cả một thời gian dài im hơi lặng

tiếng, sau đó là những hoạt động cầm chừng và nặng về hình thức hơn là chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua số lượng các ngân hàng đăng ký tham gia dịch vụ bao thanh toán và số lượng ngân hàng được NHNN cấp phép kinh doanh dịch vụ này ngày càng tăng. Tình hình đó cũng cho thấy, các N H N N đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc phát triển dịch vụ bao thanh toán.

Cho đến nay, thì V N hiện nay chỉ mại có 15 tổ chức tín dụng tham gia đăng ký cung cấp dịch vụ, doanh số giao dịch vẫn còn rất khiêm tốn, đối tượng khách hàng thì hạn chế trong phạm vi một số khách hàng quen thuộc (hay còn gọi là khách hàng "ruột") của ngân hàng. Tại các Ngân hàng thương mại, doanh số bao

thanh toán là khá khiêm tốn so với mong đợi, nhiêu ngân hàng gần như chưa có liệu thống kê.

Theo số liệu thống kê về thực trạng bao thanh toán ở phần trên, số lượng các đem vị bao thanh toán có giao dịch bao thanh toán thực sự còn rất ít (chỉ 5 ngân

hàng Việt Nam). Việc thực hiện bao thanh toán xuất khẩu còn trong kế hoạch của ngân hàng này, trong khi đó tiện ích của dịch vụ này ngày càng trở nên quan trọng

đối với nhà xuất khẩu.

2.3. Nghiệp vụ bao thanh toán của các NHTM vẫn chưa thực sự tiện lợi cho khách hàng, ngân hàng thường đòi hỏi cao đối với khách hàng.

Trên thực tế, hầu hết khách hàng của dịch vụ này là các doanh nghiệp vừa và nhờ. Với các doanh nghiệp này, việc tiếp cận với các khoản vay thông thường tại các N H T M cũng gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục vay vốn. Cần lưu ý thêm về vấn đề này, ai cũng biết rằng, báo cáo tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của các doanh nghiệp vừa và nhờ khi vay vốn thường không đáp ứng được yêu cầu thủ tục của các NHTM. Chẳng hạn:

- Yêu cầu về tài sản thế chấp: do yêu cầu của NHNN về đảm bảo an toàn túi dụng, các NHTM thường đòi hời một cách chặt chẽ các doanh nghiệp vay vốn phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay, điều m à thường các doanh nghiệp này thường gặp khó đáp ứng được.

-Về hạn mức cho vay: hiện chưa có một phương pháp thống nhất vẻ định giá tài sản thế ch ấp cho nên các quyết định về mức cho vay thường khác nhau giữa các N H T M và dao động lớn, hạn mức cho vay thường thấp hơn nhiều so với tài sản thế chấp.

Đối với nghiệp vụ bao thanh toán, ngoài các yêu cầu trên các doanh nghiệp xuất khẩu phải chứng minh được với ngân hàng về uy túi của bên mua hàng. Đây thực sự là khó khăn lớn cho nhà sản xuất, bởi sự hiểu biết về thị trường nhập khẩu thường là mối lo chính đối với nhà xuất khẩu khi phải quyết định bán hàng theo điều kiện trả chậm.

Hơn nữa chi phí cho nghiệp vụ bao thanh toán còn cao đối với nhà xuất khẩu. Lãi được tính trên số tiền m à đơn vị bao thanh toán tạm ứng cho các doanh

nghiệp bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường nên khách hàng thường ít quan tâm đến lãi suất phải trả. Phí bao thanh toán được tính trên giá trị khoản phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách và các chi phí khác ... Nói chung, chi phí này thường không cố định, phụ thuộc rất nhiều vào mức độ rủi ro m à ngân hàng phải gánh chịu. Các rủi ro này lại phụ thuộc vào khả năng tài chính của người mua, năng lẩc kinh doanh của người bán, môi trường kinh doanh như: Chi phí thông tin liên lạc đắt đỏ, hệ thống thông tin túi dụng yếu kém, nền tài chính quốc gia chưa ổn định. Tất cả các yếu tố trên dẫn đến chi phí bao thanh toán thường khá cao. Phí dịch vụ khoảng Ì - 2%, tuy thuộc vào tổng doanh số xuất khẩu, giá trị bình quân của mỗi hoa đơn, thời hạn thanh toán và uy túi của nhà nhập khẩu. Phí chuyển nhượng mỗi hoa đơn thường từ 10-20USD. Điều này thẩc sẩ gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia dịch vụ bao thanh toán. Nhận xét về vấn đề này, Ông Karl - Joachim Lubitz, Chủ tịch Hiệp hội bao thanh toán Quốc tế (FCI) cũng thừa nhận chi phí cho dịch vụ bao thanh toán cần tính toán kỹ lưỡng đối với những mặt hàng nhiều rủi ro như nông sản thẩc phẩm.

Bao thanh toán là một nghiệp vụ quan trọng đối với các N H T M Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Vậy tại sao bao thanh toán chưa được đầu tư phát triển tương xứng với tầm quan trọng của nó.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)