Không thuộc các trường hợp dưới đây:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 89 - 92)

IV. NHỮNG ĐIỀUKIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN FACTORING VÀ FORFAITING NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CỦA CÁC N ƯỚ C

sKhông thuộc các trường hợp dưới đây:

• Phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hoa bị pháp luật cấm • Phát sinh từ các giao dịch, thoa thuận bất hợp pháp

• Phát sinh từ các giao dịch, thoa thuận đang có tranh chấp • Phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng dưới hình thầc ký gửi • Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoa có thời hạn thanh toán còn

lại dài hơn 180 ngày

• Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp

• Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hoa.

Ví dụ: tại ACB, mặt hàng không thực hiện Factoring: Là các mặt hàng nằm trong danh mục hàng hoa cấm giao dịch theo quy định của pháp luật, thực phẩm tươi sống (trừ hàng thúy sản đông lạnh) động vật sống gia cầm sống, rau củ quả tươi. Mặt hàng Ihực hiện Factoring: Không thuộc mặt hàng không thực hiện Factoring nêu trên, ưu tiên cấc mặt hàng có chất lượng ổn đinh, ít xảy ra hư hỏng, thiếu hụt về chất lượng và số lượng trong quá trình vận chuyển. Còn VCB thì không thực hiện bao thanh toán cho các khoản phải thu sau:

- N hững khoản phải thu từ việc bán hàng hoa thanh toán bằng hình thầc L/C hoặc CAD (cash against documents) hoặc bất kỳ hình thầc thanh toán bằng tiền mặt nào khác.

- Những khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoa bị pháp luật cấm.

- Những khoản phải thu phát sinh tít các giao dịch, thoa thuận bất hợp pháp. - Những khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch thoa thuận đang có tranh chấp.

- N hững khoản phải thu phất sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi.

- N hững khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày.

- N hững khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.

- Những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.

Về thời hạn áp dụng: Thường căn cứ vào thời hạn còn lại của khoản phải thu và thời hạn tối đa theo quy định của các ngân hàng tại từng thời điệm (đối với ngân hàng ACB, VCB, Techcombank thời hạn này không quá 180 ngày).

Về sốtiền ứng trước: Như đã đề cập đến ở trên, hiện nay các ngân hàng Việt Nam chủ yếu thiên về nghiệp vụ factoring hơn. Điệu này được thệ hiện ở số tiền m à họ ứng trước cho khách hàng của mình. Tại ngân hàng ACB, số tiền ứng trước là 8 0 % giá trị khoản phải thu. VCB ứng trước tới 80-90% giá trị khoản phải thu. So với các ngân hàng, tổ chức tài chính khác trên thế giới trong hoạt động íactoring thì tỉ lê này thuộc khoảng trang bình vì tỉ lệ thường phổ biến trong khoảng từ 70-90%.

Về phương thức: về cơ bản, các ngân hàng tại Việt Nam cũng cung cấp các phương thức giống như phần lớn các công ty khác trên thế giới. Đ ó là dịch vụ factoring trong nước và factoring xuất nhập khẩu, íactoring từng lần và íactoring theo hạn mức.

Về tính truy đòi/ miễn truy đòi: Ngân hàng Vietcombank và Techcombank áp dụng cả Factoring truy đòi và miễn truy đòi, trong đó Factoring miễn truy đòi áp dụng cho các doanh nghiệp có bảo hiệm túi dụng. Tuy nhiên, ngân hàng ACB chỉ mới thực hiện Factoring trên cơ sở có truy đòi. Điều này cũng phần nào phản ánh tiềm lực tài chính, hoặc thái độ e ngại, dè dặt của các ngân hàng cung cấp dịch vụ này trước một nghiệp vụ còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam.

Về hồ sơ yêu cẩu: Phần lớn các ngân hàng Việt Nam đều yêu cầu các loại giấy tờ sau:

s Hổ sơ đăng ký: Giấy đề nghị cấp hạn mức bao thanh toán, giấy đề nghị bao thcinh toán.

s Hồ sơ về tư cách pháp nhân

s Hồ sơ về tình hình tài chính

* Hồ sơ liên quan đến khoản phải thu: Hợp đồng mua bán hàng, Hoa đơn bán hàng, Phiếu xuất kho/ Biên bản giao nhận hàng hoa...

* Hồ sơ về tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo cho khoản tiền ứng trước là tổng giá trị các khoản phải thu nằm trong hạn mức bao thanh toán X K được ngân hàng chấp nhận.

s Hồ sơ khác theo yêu cầu của Ngân hàng

Cơ cấu giá

Giá được hình thành dựa trên 2 yếu tố: phí dịch vụ và lãi suất. Trong đó phí dịch vụ bao gồm phí quản lý, phí xộ lý hoa đơn, phí thu nợ, phí bảo đảm rủi ro và lãi tính trên số tiền ứng trước. Ngoài ra, bên bán/bên xuất khẩu có thể phải trả một số phí ngân hàng khi sộ dụng các dịch vụ khác của ngân hàng (ví dụ: phí chuyển

tiền). Phí quản lý, phí thu nợ, phí bảo đảm rủi ro được tính theo % trên tổng giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán. Phí xộ lý hoa đơn tính theo số hoa đơn/giấy ghi có xuất trình. Lãi ứng trước được tính hàng tháng trên số tiền ứng trước tính từ ngày rút vốn đến ngày doanh nghiệp hoàn trả hết nợ gốc và lãi.

Hạn mức đảm bảo Factoring

Doanh nghiệp muốn sộ dụng dịch vụ bao thanh toán của VCB hay ACB thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp đó phải có Giới hạn túi dụng tại ngân hàng đó hoặc có bảo lãnh của một định chế tài chính được ngân hàng chấp nhận. Sau khi xem xét một số các điều kiện khác của doanh nghiệp như tình hình hoạt động, khả năng tài chính, thị trường và mặt hàng bao thanh toán, ngân hàng sẽ quyết định có cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho doanh nghiệp hay không.

Giới hạn về an toàn Factoring

Theo Quyết định 1096/2004/QĐ - N H N N của Thống đốc N H N N về quy chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động bao thanh toán, Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 1 5 % vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đố i với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 1 5 % vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.

về hoạt động quảng bá, giới thiệu nghiệp vụ ýactorỉng của các tô chức tín dụng: Mức độ triển khai hoạt động này ở nước ta còn rất hạn chế. Chỉ có một số ngân hàng như Techcombank và ACB là đưa ra những phần giới thiệu tới khách hàng về factoring qua trang web của mình song đó cũng chỉ là những giới thiệu hết sức khái quát. Thậm chí, trên vvebsite của Sacombank - một ngân hàng đã được kết nạp vào FCI - hiện không có một phần giới thiệu bổ sung nào vê dảch vụ này ngoài việc đưa tin công bố triển khai dảch vụ này hồi tháng 4/2005. VCB là một ngân hàng có uy tín ở Việt Nam trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế cũng mới có một vài thông tin giới thiệu về sản phẩm này trên Website vào đầu năm 2007. Với một nghiệp vụ mói mẻ và rất hữu ích như Factoring mà các ngân hàng chỉ dừng lại ở mức độ quảng bá, giới thiệu như vậy thì quả là ít ỏi, chưa đủ để thu hút sự quan tâm, tin tưởng và tham gia của khách hàng.

1.3 Quy trình Factoring quốc tế của các NHTM Việt Nam

Về cơ bản các NHTM đều xây dựng quy trình dựa trên các quy trình chuẩn quốc tế đã được giới thiệu trong chương ì và quảng bá các hướng dẫn cho các khách hàng của mình sử dụng. Sau đay là quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) - một ngân hàng có doanh số bao thanh toán Factoring lớn nhất hiện nay tại Việt Nam.:

Sơ ĐỒ 4: QUY TRÌNH THỰC HIỆN BAO THANH TOÁN XUẤT KHAU TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 89 - 92)