Tính chặt chẽ của hợp đồng thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đàm phán ngoại thương (Trang 75 - 78)

- Câu hỏi chuyển hướng đột ngột: Câu hỏi này sử dụng khi đối tác đi quá xa những vẫn đề m à ta đang quan tâm hoặc k h i ta muốn đưa ra những vẫn

Tính chặt chẽ của hợp đồng thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, hợp đồng có đủ các thông tin về chủ thể của hợp đồng, ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng.

Các thông tin về chủ thể của hợp đồng bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, sấ điện thoại, sấ fax, sấ tài khoản của các bên, tên và chức vụ của người đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng (hoặc tên người được uy quyền ký kết hợp đồng và giấy phép uy quyền). Những thông tin phần nào giúp các bên kiểm tra tính hợp pháp và theo dõi tính trung thực của bạn hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Thông tin về ngày tháng ký kết hợp đồng làm căn cứ xác định thời hạn phát sinh nghĩa vụ của các bên. Chẳng hạn nếu hợp đồng quy định "hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký k ế t " hoặc "hợp đồng này có hiệu lực trong vòng Ì năm kể từ ngày ký k ế t " hoặc "hàng hoa được giao sau 5 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng" thìnếu thiếu thông tin về ngày tháng ký k ế t hợp đồng sẽ không có

căn cứ để xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm của các bên.

Thông tin về địa điểm ký kết hợp đồng giúp các bên có căn cứ xác định nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nếu có quy định luật điều chỉnh hợp đồng là luật của nơi ký kết hợp đồng.

Vì vậy một hợp đồng không thể coi là chặt chẽ nếu thiếu một trong những thông tin này.

T h ứ hai, hợp đồng có đủ các khoản chủ y ế u m à pháp luật yêu cầu cũng như các điều khoản cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng, để đề phòng r ủ i ro, và làm cơ sở giải tranh chấp nếu xảy ra.

Theo luật thương mại Việt Nam thì một hợp đồng thương mại quốc tế phải có đủ 6 điều khoản chính sau đây:

- Tên hàng - Số lượng - Chất lượng - Giá cả

- Thời hạn giao hàng - Điều kiện thanh toán

Sáu điều khoản chủ y ế u trên đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về q u y ề n l ợ i và nghĩa vọ của các bên. N ế u thiếu một trong sáu điều khoản này thì

thương vọ khó có thể t i ế n hành suôn sẻ bởi vìnếu không bị ràng buộc nghĩa vọ trong hợp đồng thì một bên có thể không thực hiện nghĩa vọ của mình cho dù họ có cam kết bằng miệng hoặc theo l ẽ thông thường thì họ phải thực hiện nghĩa vọ đó. Chẳng hạn, nếu hợp đồng thiếu một trong 3 điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng thì sẽ không có cơ sở để ràng buộc nghĩa vọ giao hàng của người bán. Người bán có thể giao mặt hàng không đúng hoặc có chất

lượng hoặc với số lượng không phù hợp như đã thoa thuận trong đàm phán. Người bán cũng có thể giao hàng không đúng thời điểm như thoa thuận bằng miệng trong lúc đàm phán nếu hợp đồng không quy định rõ thời hạn giao hàng.

Ngược lại, nếu hợp đồng không có các quy định cọ thể về việc thanh toán thì

người mua có thể không trả tiền cho dù họ đã nhận hàng rồi.

Nói tóm lại hợp đồng thương mại phải có đầy đủ các điều khoản chủ y ế u trên. Ngoài ra trong thương mại, đặc biệt là thương mại quốc t ế luôn t i ề m ẩn các r ủ i ro bao gồm r ủ i ro do nguyên nhân chủ quan như việc gặp phải đôi tác không trung thực, r ủ i ro do nguyên nhân khách quan như các thiên tai, hoa

hoạn,... nên hợp đồng cần phải có các điều khoản để đề phòng r ủ i ro có thể xảy ra. Do vậy tiêu chuẩn về tính chặt chẽ của hợp đồng thương mại quốc t ế không chỉ dừng lại việc họp đồng có đủ 6 điều khoản chủ y ế u m à còn phải có các

điều khoản khác cần thiết cho một giao dịch mua bán quốc t ế như điều khoản vận tải, k h i ế u nại, bất khả kháng, trọng tài, phạt và bồi thường thiệt hại.

Thứ ba, nội dung của các điều khoản phải chặt chẽ, bao quát hết các vấn

đề liên quan đến điều khoản đó. Ví dụ, hợp đồng có điều khoản giá cả được quy

định như dưẳi đây sẽ được coi là thiếu chặt chẽ: Giá cả:

Đơn giá: 35 USD/1 tấn FOB Hải phòng Tổng giá : 200.000 USD

Điều khoản giá quy định như trên có các thiếu sót sau:

+ Đơn vị tính giá. Trên thế giẳi có nhiều hệ thống đo lường khác nhau, cùng là tấn nhưng tấn theo hệ đo lường của Anh, M ỹ sẽ có k h ố i lượng khác vẳi tấn theo Mét hệ. Do vậy phải quy định rõ là đơn vị tính giá là tấn theo hệ đo lường nào, chẳng hạn theo Mét hệ thì sẽ được quy định như sau 35 USD/1MT

+ Điều kiện cơ sở giao hàng. Điều kiện FOB được giải thích theo các tập quán khác nhau sẽ có các quy định khác nhau, chẳng hạn FOB theo "Định

nghĩa ngoại thương của M ỹ sửa đổi năm 1941" sẽ khác vẳi FOB theo Incoterms 2000. Thậm chí vẳi cùng một điều kiện cơ sở giao hàng được giải thích theo các văn bản Incoterms khác nhau cũng chưa chắc đã giống nhau.

Vì vậy để tránh tranh chấp thì phải quy định cụ thể điều kiện cơ sở giao hàng được giải thích theo tập quán nào. Chẳng hạn, có thể quy định như sau:

+ Đơn giá: 35 USD/1MT FOB cảng Hải phòng theo Incoterms 2000

+ Ngoài ra ở phần tổng trị giá nên ghi cả bằng số lẫn bằng chữ để đề phòng gian lận.

Thứ tư, ngôn ngữ của hợp đồng được dùng chính xác. M ộ t hợp đồng dễ dẫn đến tranh chấp nếu các từ ngữ của hợp đồng được dùng thiếu chặt chẽ, thiếu chính xác, và không rõ ràng. V à thực tế đã có rất nhiều vụ tranh chấp phát sinh giữa doanh nghiệp Việt Nam vẳi bạn hàng nưẳc ngoài chỉ vì sử dụng thuật ngữ

thiếu chính xác trong hợp đồng mua bán m à sau đây là một ví dụ điển hình: Trong cuộc đàm phán giữa công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam và một công ty của Pháp, hai bên đã nhất trí quy định điều khoản bất khả kháng là "Act of God". Trong quá trình thực hiện hợp đồng do có lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo của Bộ Thương mại Việt Nam, công ty Việt Nam không thể tiến hành giao

hàng theo như quy định của hợp đồng. Công ty Pháp đòi công ty Việt Nam phải bồi thường vì v i phạm họp đồng, họ viện cớ hợp đổng không có điều khoản "force majeure" nên phía Việt Nam không được miễn trách. Mặc dù trong hợp

đồng có điều khoản quy định về "Act o f God" nhưng họ không công nhận với lý do đó là thuật ngữ gốc tiếng A n h m à hợp đồng lại được ký bụng tiếng Pháp nên chỉ có thuật ngữ "íorce majeure" mới được sử dụng để chỉ trường hợp bất khả kháng.

Do vậy một hợp đồng không thể được coi là chặt chẽ nếu các thuật ngữ trong hợp đồng được dùng một cách tuy tiện thiếu rõ ràng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đàm phán ngoại thương (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)