NHẬN THỨC VẾ VẪN HOA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới đề tài NCKH cấp bộ (Trang 34 - 35)

THỰC TRẠNG VÃN HOA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ Đổi MỚ

2.1. NHẬN THỨC VẾ VẪN HOA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Trên thế giới, khái niệm VHDN đã trờ nên quen thuộc từ những năm 80, nhưng nó mới chì du nhầp vào Việt Nam vào khoảng giữa thầp kỷ 90. Đối với phần đông các doanh nghiệp thì khái niệm VHDN vẫn còn rất mới mè nhưng đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách thì VHDN đã trờ thành vấn đề thu hút sự quan tâm ngay từ khi mới xuất hiện ở Việt Nam. Tiêu biểu là quan điểm chi đạo cùa Đảng về vai trò quan trọng cùa văn hoa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp thể hiện trong nghị quyết TW 5 về "Gìn giữ và phát huy nền văn hoa đậm đà bản sắc dãn tộc" tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ v i n (tháng 12/96). Chuyên sâu hơn cả là các hội thảo, các khoa học bồi dưỡng kiên thức về V H D N do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức cũng như các bài nghiên cứu về V H D N đã được đăng trên báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp hay Thời báo kinh tế Sài Gòn.

Mặc dù có những nỗ lực đáng kể của các nhà nghiên cứu trong việc phổ biến kiến thức về V H D N nhưng không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng nhần thức được sự tổn tại cùa VHDN, chưa nói đến việc tần dụng nó để tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Có doanh nghiệp cả nhân viên lẫn giám đốc đều không hiểu khái niệm VHDN mặc dù tuổi đời doanh nghiệp không phải là ít. Trong cuộc khảo sát VHDN do nhóm tác giả tiến hành tháng 8 năm 2000, 58,6% số doanh nghiệp được hỏi đồng nhất khái niệm VHDN với "đạo đức trong kinh doanh". Thầm chí có người còn cho rằng không tổn tại VHDN trên thực tế, vì đã "kinh doanh thì phải gian trá". 10,03% doanh nghiệp còn đổng nhất khái niệm VHDN với khái niệm "văn hoa dân lộc".

Một SỐ doanh nghiệp mặc dù có những đặc trưng văn hoa riêng, được xã hội thừa nhận nhưng bản thân doanh nghiệp chỉ biết đến những đặc trưng đó như là truyền

thống doanh nghiệp mà không ý thức được đó chính là nền tảng văn hoa cùa doanh nghiệp mình. Phẩn lớn trong số này là các doanh nghiệp nhà nước có truyền thông lao động sản xuất giỏi từ thời kể kinh tế bao cấp như Nhà máy Dệt kim Đông Xuân, Nhà máy Xe đạp Thống Nhất, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng,...Trong cuộc khảo sát VHDN do nhóm tác giả tiến hành tháng 6 năm 2003, cán bộ nhân viên các nhà máy này đểu tò ra rất tự hào về của nhà máy mình nhưng không hề biết tới khái niệm VHDN. Điểu này cũng dễ hiểu vì ờ nước ta, khái niệm VHDN còn hết sức mới mẻ và trên thực tí mới được hình thành một cách vô thức. Một số doanh nghiệp tuy đã nhận thức được VHDN là gì nhưng lại rất m ơ hổ trong việc xác định các giá trị cùa văn hoa doanh nghiệp mình. Phần lớn họ hiểu VHDN ở lớp vỏ bên ngoài (tức là đồng nhất toàn bộ nền vãn hoa với những yếu tố bề

nổi như: trang phục, biểu tượng, sản phẩm, cách thức xưng hô...). Vì vậy, khi được hỏi

"Doanh nghiệp đã có định hướng xây dựng VHDN chưa!", những công ty này quả

quyết là "Có rồi" hoặc "Dang tích cực xây dựng". Nhưng khi được hỏi là "VHDN dựa trên các nền tảng căn bản nào ? " hay "Nét đặc thù trong VHDN của công ty là gì ? "

thì họ không trả lời được.

Một số lượng khiêm tốn các doanh nghiệp được biết đến như điển hình về đầu tư cho VHDN là các công ty lớn hoặc ăn nên làm ra trong những năm gần đây như FPT, Petrolimex, Mai Linh, Đồng Tâm, Traphaco. Hoa Phát, Trung Nguyên,.... Nhiều người giải thích điều này là "phú quý sinh lễ nghĩa', "ăn nên làm ra thì muốn lăm gì đó cho khác người". Nhưng thực chất, tất cả các giám đốc của các công ty này đều kháng định: VHDN chính là yếu tố cốt lõi quyết định thành công của họ.

Những dấu hiệu trên cho thấy mặc dù việc xây dựng VHDN chưa trờ thành trào lưu phổ biến trong giới doanh nghiệp Việt Nam nhưng đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và đã đóng góp một phẩn không nhỏ vào sự thịnh vượng ở một số các doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư xây dựng VHDN.

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới đề tài NCKH cấp bộ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)