4. Kết quả nghiên cứu
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ
Quận Thanh Xuân là địa bàn có nhiều cơ sở công nghiệp lớn, có tổng số 75 doanh nghiệp Nhà n−ớc có giá trị công nghiệp bằng 16% giá trị công nghiệp trên địa bàn Thành phố (đặc biệt có cụm công nghiệp Th−ợng Đình là một trong 7 cụm công nghiệp lớn của Thành phố). Tuy nhiên hầu hết các cơ sở công nghiệp ở đây với công nghệ cũ kỹ lạc hậu kinh doanh sản xuất kém hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng đang là vấn đề bức xúc cần đ−ợc giải quyết. Cơ cấu kinh tế đ−ợc xác định là công nghiệp - th−ơng mại - dịch vụ - nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Quận nhìn chung là lạc hậu, mạng l−ới giao thông nội bộ nhỏ hẹp, hệ thống chiếu sáng chắp vá, hệ thống cấp thoát n−ớc xuống cấp, đại bộ phận dân c− trong Quận vẫn ch−a có n−ớc máy để sử dụng. Đặc biệt là ch−a có hệ thống thải n−ớc thải công nghiệp theo đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo vệ sinh môi tr−ờng. Hiện tại trên địa bàn Quận, hệ thống tr−ờng học cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm văn hoá - thể dục thể thao,v−ờn hoa, công viên đang còn rất thiếu và rất yếu. Một bộ phận khá lớn lao động không có việc làm. Tình hình an ninh trật tự hết sức phức tạp, đây là những bài toán khó, đòi hỏi các cấp chính quyền không chỉ riêng quận Thanh Xuân phải có biện pháp tích cực hơn nữa để giải quyết vấn đề trên.
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nh− vậy Quận Thanh Xuân cần phải có nhiều dự án đầu t− xây dựng hơn nữa không chỉ để giữ gìn phát huy và bảo vệ những mặt tích cực (nh− cảnh quan đẹp) và còn để đáp ứng nhu cầu để phát triển kinh tế xã hội của địa ph−ơng và công cuộc hiện đại hoá công nghiệp hoá đất n−ớc.