4. Kết quả nghiên cứu
4.1.3. Đánh giá tình hình quản lí và sử dụng đất đai của quận Thanh Xuân
Về quản lí đất đai, do mới thành lập nên quận Thanh Xuân có rất nhiều khó khăn trong quản lí đất đai do địa bàn Quận trải qua một thời gian khá dài buông lỏng quản lí. Một số lớn diện tích, đất l−u không, đất nông nghiệp bị ng−ời dân lấn chiếm để xây dựng nhà ở từ những năm 1992 kéo dài tới 1997. Nh− cụm dân c− 460 đ−ờng Kh−ơng Đình, cuối đ−ờng Nguyễn Tuân, tổ 19, 20, 21, 22 ph−ờng Hạ Đình… Chính những hộ dân c− nói trên đã gây ảnh h−ởng lớn đến tiến độ GPMB của môt số dự án trên địa bàn Quận Thanh Xuân. Theo số liệu tổng kiểm kê ngày 10/6/2005 Quận Thanh Xuân có tổng diện tích tự nhiên 908,04 ha đ−ợc phân bố sử dụng thể hiện ở bảng 4.1 nh− sau:
Bảng 4.1: Diện tích cơ cấu sử dụng đất đai quận Thanh Xuân
(Tính đến ngày 10/6/2005)
STT Mục đích sử dụng đất M∙ Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 908.04 100
1. Đất nông nghiệp NNP 63.72 7.02
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 28.11 3.10
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 28.11 3.10
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 27,99 3.08
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 0.12 0.02
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 33,84 3.73
1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 1.77 0.19
2. Đất phi nông nghiệp PNN 835.79 92.04
2.1 Đất ở tại đô thị OTC 315.38 34.73
2.2 Đất chuyên dùng CDG 481.69 53.05
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 26.05 2.87
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 105.47 11.62
2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
CSK 134.79 14.84
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 215.38 23.72
2.3 Đất tôn giáo, tín ng−ỡng TTN 4.9 0.54
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4.75 0.52
2.5 Đất sông suối và mặt n−ớc chuyên dùng SMN 28.85 3.18
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.22 0.02
3. Đất ch−a sử dụng CSD 8.53 0.94
Từ năm 2000 đến 2005, tình hình biến động đất trên địa bàn quận nh− sau: - Đất nông nghiệp giảm 47,487 ha chủ yếu do chuyển sang xây dựng các công trình phát triển kinh tế xã hội nh−: đ−ờng giao thông công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội, công trình công cộng và các khu đô thị mới…
- Đất chuyên dùng tăng 36,794 ha chủ yếu do Nhà n−ớc thu hồi đất nông nghiệp để giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án đầu t− phát triển kinh tế - xã hội và đô thị trên địa bàn Quận nh− xây dựng mạng l−ới tr−ờng học, y tế, chợ, các công trình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hệ thống trụ sở các cơ quan đơn vị và các đ−ờng giao thông: Đ−ờng Láng Hạ - Thanh Xuân, đ−ờng Nguyễn Tuân, Vành đai III, đ−ờng 2,5...
- Đất xây dựng nhà ở tăng 10,744 ha do yêu cầu đô thị hoá và Nhà n−ớc giao đất cho các dự án để xây dựng khu đô thị mới( Trung Hoà Nhân Chính ), xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu về nhà ở của nhân dân và quỹ nhà ở TĐC phục vụ GPMB.
- Đất ch−a sử dụng giảm do chuyển sang đất chuyên dùng để xây dựng các công trình công cộng phục vụ nhân dân: nhà văn hoá, câu lạc bộ, sân chơi và các công trình kính tế - xã hội khác.
Với đặc thù là đất chật ng−ời đông, nhịp độ tăng dân số cơ học cao, cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và đô thị hoá nhanh đã là yếu tố khách quan tác động đến việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố nói chung và địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế- xã hội, phát triển đô thị và công nghiệp đã từng b−ớc biến đổi cơ cấu sử dụng đất đai trên địa bàn quận theo xu h−ớng giảm mạnh đất nông nghiệp, tăng nhanh và mở rộng đất chuyên dùng, đất ở đô thị, đất xây dựng các cơ sở kinh tế và hạ tầng, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết nh−: nhu cầu phát triển kinh tế nhà ở, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; vấn đề khai thác từ nguồn lợi đất đai, quản lí và sử dụng quỹ đất có hiệu quả, tiết kiệm theo quy hoạch; vấn đề thu hồi đất, GPMB, TĐC, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp đã trở thành vấn đề xã hội rất bức xúc.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quận đã tích cực tham gia cùng các ngành Thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân giai đoạn 1 (gồm quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) quy hoạch khu đô thị mới Trung Hoà- Nhân Chính, quy hoạch đ−ờng Láng Hạ - Thanh Xuân. Chủ động xây dựng quy hoạch mạng l−ới tr−ờng học, trạm y tế, mạng l−ới chợ trên địa bàn quận. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội của quận đến năm 2010 đã đ−ợc Thành phố phê duyệt, quận đã tiếp tục triển khai xây dựng một số quy hoạch khu vực, quy hoạch theo dự án và quy hoạch chi tiết ph−ờng nh−: Quy hoạch khu công viên Nhân Chính, quy hoạch khu vực Đầm Hồng, quy hoạch chi tiết các ph−ờng Hạ Đình, Kh−ơng Đình, Nhân Chính... Với sự phối hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2010.
Quận đã chủ động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn: giai đoạn 1997 - 2005 và hàng năm đều có xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho các dự án đầu t− xây dựng. Thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm, quận đã tích cực chuẩn bị các dự án trình Thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện đầu t− xây dựng theo đúng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận.
Những mặt yếu kém trong công tác quản lý đất đai:
• Tồn tại
─ Vẫn còn tình trạng sử dụng đất lãng phí và sai mục đích ở một số cơ quan đơn vị và cơ sở do tồn tại để lại từ tr−ớc đây.
─ Công tác xử lý thu hồi đất với các đơn vị vi phạm tiến độ còn chậm, còn gặp nhiều khó khăn, v−ớng mắc, có tr−ờng hợp còn thiếu kiên quyết và triệt để nên làm ảnh h−ởng đến việc đ−a đất vào sử dụng có hiệu quả.
─ Công tác GPMB còn nhiều khó khăn do chính sách còn bất cập và việc chuẩn bị quỹ nhà TĐC ch−a chủ động để đáp ứng yêu cầu.
─ Tình trạng lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp xây dựng trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp.
─ Công tác quản lý Nhà n−ớc về đất đai ở cấp cơ sở và một số nơi có lúc còn bị buông lỏng, công tác thanh tra, kiểm tra ch−a th−ờng xuyên và ch−a kịp thời xử lý vi phạm từ khi mới phát sinh. Việc quản lý hồ sơ còn ch−a chặt chẽ, ch−a theo dõi cập nhật, gây khó khăn khi xử lý các tr−ờng hợp vi phạm và giải quyết khiếu nại. Năng lực trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ làm công tác quản lý đất đai của quận và ph−ờng còn yếu. Việc vận dụng chính sách của Nhà n−ớc vào thực tế còn máy móc, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu cải cách hành chính.
• Nguyên nhân
─ Chính sách nhà đất còn nhiều v−ớng mắc, th−ờng xuyên thay đổi và ch−a đồng bộ gây khó khăn cho công tác quản lý trong việc xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, QSDĐ ở và công tác GPMB.
─ Quy định xử lý các vi phạm còn bất cập, ch−a có chế tài xử lý triệt để đối với những đối t−ợng vi phạm nh−ng không chấp hành QĐ xử lý.
─ ý thức chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của một số tổ chức, cá nhân còn sử dụng đất hạn chế, ch−a tự giác chấp hành pháp luật và thực hiện nghĩa vụ với Nhà n−ớc.
─ Công tác quy hoạch tiến hành còn chậm và thiếu đồng bộ làm ảnh h−ởng đến việc xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng đất và công tác đất đai, quản lý xây dựng theo quy hoạch. Hiện nay mới chỉ có bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/3000 ch−a có bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500 nên rất khó khăn trong công tác quản lý đất đai.
─ Các cơ quan quản lý Nhà n−ớc về đất đai, các đơn vị, tổ chức và cá nhân sử dụng đất ch−a nhận thức đúng mức đất đai là t− liệu sản xuất, là tài sản đặc biệt của Quốc gia, sở hữu toàn dân do Nhà n−ớc là đại diện chủ sở hữu do đó việc quản lý có lúc có nơi còn bị buông lỏng, việc sử dụng đất lãng phí và hiệu quả không cao.
─ Sự chỉ đạo và điều hành của chính quyền cấp cơ sở có lúc ch−a quyết liệt, còn nể nang, né tránh; Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai của quận và ph−ờng còn hạn chế về chuyên môn và nghiệp vụ.
• Đề xuất giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc quản lý Nhà n−ớc về đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân:
─ Thực hiện tốt việc thu các khoản ngân sách từ đất, đẩy mạnh thực hiện đấu giá QSDĐ, lựa chọn chủ đầu t− thực hiện các dự án phát triển nhà ở, kinh doanh, dịch vụ. ─ Coi trọng việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và vận động các tổ chức, cá nhân sử dụng đất thực hiện các chính sách của Nhà n−ớc và Thành phố về quản lý và sử dụng đất đai. Nâng cao ý thức chấp hành của mọi ng−ời dân và tạo điều kiện để mọi ng−ời cùng tham gia với cơ quan Nhà n−ớc và chính quyền trong việc quản lý đất đai. ─ Đẩy nhanh và sớm hoàn thành các công tác cấp GCNQSDĐ ở. Tăng c−ờng các công cụ quản lý nhà n−ớc về đất đai để nắm chắc mọi biến động về nhà đất. Thực hiện quản lý Nhà n−ớc đối với các trung tâm thông tin nhà đất, tạo điều kiện cho việc quản lý thị tr−ờng BĐS.
─ Tiếp tục triển khai thực hiện và giám sát các tr−ờng hợp đã đ−ợc giao đất. Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 15, 16, 17 của UBND Thành phố về tăng c−ờng công tác quản lý nhà n−ớc về đất đai, kiên quyết xử lý thu hồi đất của các tr−ờng hợp vi phạm, chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép.
─ Tiến hành rà soát, kiến nghị với Thành phố và thực hiện xử lý dứt điểm các tr−ờng hợp vi phạm về sử dụng đất đai còn tồn đọng hoặc do tồn tại lịch sử để lại, các tr−ờng hợp tổ chức sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách. ─ Nâng cao chất l−ợng và vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai của ph−ờng và quận.