Kết quả phỏng vấn, điều trực tiếp với các hộ dân nằm trong diện GPMB tại 3 dự án.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 96 - 100)

a. Dự án nhà cao tầng C7, nhà TĐC A

4.3.5. Kết quả phỏng vấn, điều trực tiếp với các hộ dân nằm trong diện GPMB tại 3 dự án.

GPMB tại 3 dự án.

Để nắm đ−ợc tâm t− nguyện của nhân dân trong từng dự án, tôi đã tổ chức xuống thực địa tổ chức phỏng vấn cụ thể một số hộ dân nằm trong diện GPMB về giá bồi th−ờng đất, giá bồi th−ờng tài sản trên đất, chính sách hỗ trợ, TĐC, trình tự thực hiện GPMB. Qua thực tế tại 2 dự án đ−ờng vành đai II và nhà C7 đã GPMB xong thì chỉ có 30% hộ dân sống ổn định., 50% ch−a ổn định và 20% mất cân bằng về kinh tế, chỗ ở, ảnh h−ởng trực tiếp tối cuộc sống.

Qua biểu 4.8 ta thấy đa phần nhân dân đều chấp nhận về giá bồi th−ờng, giá bồi th−ờng tài sản nh−ng đều mang tính khiên c−ỡng do giá bồi th−ờng về đất vẫn còn thấp ch−a sát giá thị tr−ờng. Riêng đối với trình tự GPMB thì đại đa só nhân dân đều không đồng tình với quy trình. Các hộ dân đều mong muốn tr−ớc khi GPMB thì Chủ đầu t− dự án phải xuống thỏa thuận với nhân dân chứ không áp đặt thu hồi theo QĐ của Thành phố. khi dự án triển khai thì phải tiến hành khâu TĐC tr−ớc cho nhân dân để nhân dân ổn định cuộc sống.

4.4. So sánh Nghị định 22/1998/NĐ-CP, Nghị định 197/2004/NĐ-CP qua thực tiễn Về giá đất bồi th−ờng Về giá đất bồi th−ờng

─ Nghị định 22/1998/NĐ-CP quy định giá đất bồi th−ờng là giá đất địa ph−ơng theo quy định nhân với hệ số K. Tuy nhiên giá đất tại địa ph−ơng theo Nghị định 22 là giá cố định đã đ−ợc quy định từ năm 1997 nên có rất nhiều bất hợp lý. Nếu vận dụng ph−ơng pháp xác định giá này thì sẽ không sát với thực tế vì hệ số K cũng do Nhà n−ớc quy định từ năm 1997. Dự án C7 có giá bồi th−ờng quá thấp và có sự chênh lệch rất lớn so với giá thị tr−ờng. Dự án đ−ờng vành đai III lúc đầu vẫn áp đụng theo Nghị định 22 nh−ng khi GPMB gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía ng−ời dân. Chính vì vậy UBND Thành phố Hà Nội đã phải có QĐ ban hành giá bồi th−ờng riêng cho đ−ờng Vành đai III.

─ Nghị định 197/2004/NĐ-CP căn cứ vào Luật đất đai mới xóa bỏ hệ số K mà chỉ căn cứ vào giá đất tại địa ph−ơng là giá bồi th−ờng. Vận dụng Luật đất đai mới một năm thay đổi giá đất tại địa ph−ơng một lần cho sát giá thị tr−ờng nên đã có nhiều chuyển biến tốt trong xác định giá đất bồi th−ờng, đơn giản hơn và cao hơn rất nhiều so với áp dụng Nghị định 22/2004/NĐ-CP. Tuy nhiên giá đất bồi th−ờng vẫn còn có khoảng cách t−ơng đối lớn so với giá thị tr−ờng.

Về chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất lập khu TĐC:

─ Nghị định 22 chỉ nói chung về khi thành lập khu TĐC không quy định cụ thể thời gian lập khu TĐC và không nói đến điều kiện cơ sở hạ tầng của khu TĐC. Ngoài

ra không công khai cho nhân dân biết về chất l−ợng của khu TĐC và cho nhân dân đ−ợc thảo luận công khai, bố trí vị trí.

─ Nghị định 197 quy định cụ thể hơn về khu TĐC trong đó quy định khu TĐC phải có tr−ớc khi triển khai dự án. Điều kiện cơ sở hạ tầng phải tốt hơn só với nơi ở cũ. Ngoài ra ng−ời dân đ−ợc vào khu TĐC để xem cụ thể khu TĐC và thảo luận công khai về dự kiến bố trí. Tuy nhiên trên thực tế thì quỹ nhà TĐC đang bị thiếu trầm trọng. Rêng dự án đ−ờng Vành đai III là bố trí đ−ợc nhà TĐC ngay cho nhân dân nh−ng hiện tại do thiếu kinh phí bồi th−ờng cho nhân dân và các khu TĐC nên hiện dự án đang bị chậm tiến độ. Dự án nhà A15 không có quy nhà TĐC cho nhân dân nên ph−ơng án đ−a ra là bỏ tiền cho nhân dân đi thuê ở tạm với mức 500.000đ/hộ và TĐC tại chỗ. ─ Về chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống, sản xuất thì cơ bản cả 2 Nghị định 22 và Nghị định 197 đều giống nhau chỉ khác nhau về giá do áp dụng tại từng thời điểm khác nhau.

Về bồi th−ờng tài sản trên đất:

─ Nghị định 22 đ−a ra mốc thời gian sau ngày 15/10/1993 nếu không đ−ợc bồi th−ờng về đất thì không đ−ợc bồi th−ờng về tài sản.

─ Nghị định 197 đ−a ra mốc thời gian sau ngày 01/7/2004 nếu không đ−ợc bồi th−ờng về đất thì không đ−ợc bồi th−ờng về tài sản.

Tuy nhiên trên thực tế cả 3 dự án đều không vận dụng điều này trong công tác GPMB mà vẫn bồi th−ờng thiệt hại về tài sản công trình trên đất vì nếu áp dụng nh− vây thì ng−ời dân nằm trong diện GPMB chịu thiệt thòi quá lớn không hợp lý.

Về quá trình tổ chức thực hiện:

─ Nghị định 22 quy định từng dự án tùy theo tính chất, quy mô, đặc điểm để lập Hội đồng GPMB cho từng dự án. Nghị định 22 cũng không nói về trách nhiệm của Sở Kế hoạch đầu t−, Sở Kiến trúc quy hoạch.

─ Nghị định 197 đã giảm tải bớt thủ tục hành chính chỉ cần lập một Hội đồng GPMB khi triển khai dự án nào sẽ mời Chủ đầu t− tham gia Hội đồng chứ không cần

lập lại Hội đồng. Đồng thời Nghị định 197 cũng đã có quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp khi thực hiện dự án của Sở Kiến trúc quy hoạch và Sở Kế hoạch đầu t−.

Trên thực tế khi triển khai các dự án thì đa phần đều có v−ớng mắc trong GPMB. Mặc dù đã vận động tuyên truyền phổ biến về chính sách rất nhiều lần nh−ng đa số nhân dân vẫn không chấp nhân GPMB cho điều tra, đồng ý ph−ơng án GPMB dẫn đến thời gian triển khai các dự án th−ờng kéo dài rất lâu.

Dự án nhà cao tầng C7: Triển khai từ tháng 6 năm 2001 đến tháng 8 năm 2004 mới hoàn thành công tác GPMB.

Dự án đ−ờng vành đai III (đoạn từ phố Hồng Liên đến Nguyễn Huy T−ởng): triển khai từ tháng 9 năm 2001 dự kiến khi triển khai là 3 năm sẽ GPMB xong nh−ng đến nay vẫn còn gần 1400 hộ dân của Thanh Xuân ch−a GPMB.

Dự án nhà TĐC A15: triển khai từ tháng 10 năm 2002 dự kiến 6 tháng phải GPMB xong để triển khai xây nhà TĐC phục vụ di dân đ−ờng Vành đai III nh−ng trên thực tế đến nay công tác GPMB vẫn đang triển khai GPMB. Dự kiến đến hết năm 2005 mới GPMB xong.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)