Các địa phương cần chủ động sắp xếp, bố trí vốn, huy động nguồn lực từ ngân sách địa phương, từ các nguồn tài trợ để bổ sung cho Chương trình, thực hiện lồng ghép nguồn lực của các chương trình khác trên địa bàn để cùng hợp lực thực hiện CTMTQG giảm nghèo. Ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn vốn trong nước và các nguồn vốn ODA để thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2006/QH11 ngày 29/6/2006 về kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. NSNN cần ưu tiên đầu tư bố trí vốn trực tiếp trong Chương trình 2 năm 2009-2010 là 1.443,5 tỷ đồng để đảm bảo kinh phí thực hiện các mục tiêu đặt ra của CTMTQG giảm nghèo theo Quyết định số 20/2007/QĐ- TTg (bình quân 721,7 tỷ đồng/năm). NSTW bố trí vốn duy tu bảo dưỡng các công trình đối với các tỉnh đang hưởng trợ cấp cân đối không có nguồn kinh phí để thực hiện. Dự toán giai đoạn 2009-2010, NSTW bố trí tăng kinh phí giám sát, đánh giá, trợ giúp pháp lý để phân bổ cho các địa phương đảm bảo thực hiện hỗ trợ kinh phí giám sát đánh giá cho các xã nghèo 450.000 đồng/tháng/xã và thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Thông tư số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo ở các tỉnh MNPB với thời gian từ 2009-2020 để bảo đảm đủ thời gian thực hiện đầu tư được các cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã nghèo, huyện nghèo;
3.4.3. Về tổ chức thực hiện
Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp XĐGM bằng việc sử dụng các công cụ TCC, việc tổ chức cần tuân thủ một số yêu cầu sau đây :
- Xây dựng đề án cơ chế, chính sách hỗ trợ huyện nghèo cần chú ý đặc thù của từng địa phương, nên giao cho huyện tổng mức đầu tư và trao quyền cho cấp huyện, xã thực hiện như cơ chế của dự án;
- Chia sẻ dự án để phù hợp với thực tế của địa phương;
- Sử dụng Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo hiện nay để thực hiện đề án hỗ trợ huyện nghèo;
- Về bố trí cán bộ: Bố trí 1 cán bộ chuyên trách làm công tác lao động, thương binh và xã hội cấp xã/phường, trong đó có nhiệm vụ theo dõi, quản lý CTMTQG giảm nghèo và Đề án hỗ trợ huyện nghèo. Bố trí chi phụ cấp cho cán bộ chuyên trách trong dự toán của CTMTQG giảm nghèo;
- Cần đào tạo tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo xã, huyện trước khi thực hiện đề án. Đặc biêt, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã và huyện để có thể
thực hiện được cơ chế phân cấp (thông qua các dự án nâng cao năng lực theo từng cấp…).
KẾT LUẬN
XĐGN là mục tiêu xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tuy nhiên vấn đề nghèo đói, thực trạng nghèo đói của từng vùng, từng dân tộc thiểu số không đồng nhất, nó biểu hiện ở nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ở những mức độ khác nhau. Vùng MNPB Việt Nam là địa bàn cư trú sinh sống lâu đời của nhiều tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Đây là địa bàn vùng núi chia cắt mạch, điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng trọt, trừ một vài vùng có các thung lũng, tập quán canh tác lại lạc hậu… nên có thể nhận thấy đây là khu vực khó khăn, nghèo đói chiếm tỷ lệ cao nhất.
Trên bước đường phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo cho nên để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo thì việc sử dụng các công cụ TCC nhằm tác động một cách hiệu quả nhất tới tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Luận án tiến sĩ “ Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc” đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành được các mục đích, nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, đã hệ thống hóa và trình bày tổng quan về các công cụ tài chính
công, vai trò và tác động của các công cụ TCC đối với mục tiêu giảm nghèo, nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng công cụ tài chính công để giảm nghèo ở một số nước trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm sử dụng các công cụ tài chính công để giảm nghèo ở Việt Nam.
- Thứ hai, nghiên cứu thực trạng sử dụng công cụ TCC để thực hiện mục
tiêu giảm nghèo ở các tình MNPB giai đoạn từ năm 1990 đến nay, qua đó nêu lên được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng công cụ tài chính công tác động đến công cuộc giảm nghèo ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng giảm nghèo để tìm ra giải pháp phù
hợp để kết hợp các nguồn đầu tư, tìm ra các “ lộ trình” XĐGN phù hợp với từng vùng, từng nhóm dân tộc, nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế
xã hội. Những giải pháp mà luận án đề xuất có tính đồng bộ và khả thi trong điều kiện cụ thể của khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ tài chính công nhằm tác động đến giảm nghèo một cách hiệu quả nhất ở khu vực miền núi phía Bắc hiện nay là vấn đề rộng lớn và gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, dù cố gắng đến mấy, chắc chắn Luận án không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Kính mong hội đồng cho ý kiến phê bình, góp ý để luận án được hoàn thiện hơn.