Vai trò của tín dụng nhà nước với mục tiêu giảm nghèo

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 33 - 36)

- Tín dụng nhà nước (TDNN) là một công cụ sắc bén trong việc lành mạnh hóa nền tài chính - tiền tệ quốc gia: Đối với lĩnh vực tài chính, tín dụng nhà nước

có tác dụng tích cực trong việc tạo dựng và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả cho các hoạt động đầu tư thuộc trách nhiệm của tài chính quốc gia. Việc tập trung và phân bổ nguồn vốn luôn là hai mặt của một vấn đề, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nếu việc sử dụng nguồn vốn được thực hiện không có hiệu quả dưới hình thức cấp phát thì khả năng huy động nguồn vốn và can thiệp vào nền kinh tế của Nhà nước rất hạn chế. Nếu huy động vốn bằng các hình thức tăng thuế, phí, lệ phí... thì không những mục đích huy động nguồn vốn khó có thể đạt được, mà nền sản xuất có thể sẽ bị bóp méo. Trong cả hai trường hợp, sự phát triển của nền tài chính quốc gia đều bị đe dọa.

Ngược lại, vấn đề lại được giải quyết một cách hiệu quả bằng cơ chế tín dụng. Tính chất đòn bẩy đi từ cơ chế sử dụng nguồn vốn hiệu quả tới hoạt động huy động vốn. Trên thị trường, động cơ đầu tư vào tín dụng nhà nước cũng tăng lên do các nguy cơ về lạm phát tiềm ẩn (hình thành do vấn đề chi tài chính quốc gia không hiệu quả, tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách...) không còn nữa. Như vậy, tính cưỡng chế trong hoạt động vay mượn của Nhà nước trên thị trường không cần thiết nữa. Thực tế, với các công cụ nợ của Nhà nước hiện nay như trái phiếu, tín phiếu...

Nhà nước đã có thể tập trung một cách nhanh chóng một khối lượng vốn theo nhu cầu với thời hạn dài và chi phí không cao. Khả năng này sẽ giúp Nhà nước chủ động trong việc điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự cải thiện tiềm lực tài chính quốc gia.

Đối với lĩnh vực tiền tệ, vai trò của tín dụng nhà nước cũng hết sức quan trọng. Việc xóa bỏ cơ chế tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách là nền tảng cho việc lành mạnh hóa khu vực tiền tệ - ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định giá trị đồng nội tệ. Không dừng lại ở đó, cơ chế tín dụng nhà nước ra đời còn là cơ sở để tách các hoạt động tín dụng mang tính kinh tế - xã hội khỏi hoạt động có tính thương mại của khu vực trung gian tài chính, chuyển hoạt động kinh doanh của các tổ chức trung gian tài chính sang cơ chế thị trường hoàn toàn. Việc tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng ngân hàng còn có tác dụng tích cực trong việc hạn chế rủi ro về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM).

- Tín dụng nhà nước góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Mục tiêu đầu tiên

được đặt ra đối với tín dụng nhà nước là thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế - vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp. Nếu như khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu, suy thoái kinh tế theo chu kỳ, phân hóa giàu nghèo... là các hệ quả của cơ chế thị trường, thì đây chính là mục tiêu phải giải quyết của tín dụng nhà nước. Để có thể giải quyết được những vấn đề này, tín dụng nhà nước một mặt phải tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề cần thiết cho phát triển kinh tế bền vững, nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp lôi kéo các tác nhân thị trường phát triển các lĩnh vực, ngành nghề, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng mong muốn... mặt khác, tín dụng nhà nước sẽ tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ mới, có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội... nhằm cải thiện đời sống, rút ngắn khoảng cách với các nước, cũng như không tụt hậu hoặc đi lệch xu hướng phát triển kinh tế thế giới, khu vực.

- Tín dụng nhà nước giúp các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh: Cơ chế kinh tế thị trường luôn tạo ra sự lệch pha giữa nhu cầu và

khả năng thanh toán của các tổ chức, đơn vị kinh tế. Tín dụng ra đời như là một đòi hỏi tất yếu khách quan để giải quyết sự lệch pha này và như vậy nó có tác dụng duy trì sự liên tục cũng như khả năng mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất của các đơn vị kinh tế. Đối với tín dụng nhà nước, tác dụng mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm góp phần đảm bảo an sinh xã hội thể hiện cụ thể:

Thứ nhất, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc diện đầu tư tín

dụng của Nhà nước sẽ có động cơ mở rộng sản xuất kinh doanh dưới các hình thức đầu tư mới hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, tăng quy mô... thông qua việc trực tiếp nhận được các khoản tín dụng của Nhà nước hoặc sự bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng hay hỗ trợ lãi suất của Nhà nước.

Thứ hai, hoạt động đầu tư của Nhà nước sẽ lôi kéo các thành phần kinh

tế trong nền kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc tạo ra các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất, hoặc phát triển một số khâu nào đó của chu trình sản xuất.

Vấn đề có ý nghĩa sâu rộng hơn nữa là sự phát triển của cơ chế tín dụng nhà nước đã tạo ra một thị trường tài chính năng động, thực hiện tốt chức năng chu chuyển, điều hòa các nguồn tài chính trong nền kinh tế - vấn đề thiết yếu đối với việc duy trì liên tục và mở rộng phát triển nền sản xuất hàng hóa. Xuất phát từ vai trò của TDNN nói chung, TDNN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hộ nghèo, cụ thể:

- Trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách, đã chú trọng ưu tiên tập trung vốn cho vay hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kện để các hộ có vốn sản xuất, kinh doanh, Nhờ có TDNN, Thông qua cho vay vốn theo các dự án tạo việc làm, từ đầu năm đến nay đã giúp cho hơn 30 nghìn lao động tại các vùng này có việc làm mới

Việc cho vay vốn để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các mô hình cấp nước sạch như: khoan giếng, xây bể lọc nước, lu chứa nước ... đã giúp cho hàng chục nghìn hộ gia đình được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, giảm bớt gánh nặng trong việc hàng ngày bà con phải đi lấy nước rất xa khu dân cư, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

- TDNN cũng đã góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn, hạn chế được tình trạng bệnh tật trong dân cư. Với 90 nghìn hộ gia đình được vay vốn để xây dựng các công trình vệ sinh đảm bảo vệ sinh như: hố xí hoặc hố xí kèm bể biogaz, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; xử lý nước thải, rác khu vực nông thôn, đã góp phần khắc phục nạn ô nhiễm môi trường; bảo vệ chất lượng các nguồn nước, giải quyết tình trạng ô nhiễm góp phần làm đẹp cảnh quan, sạch đường làng, ngõ xóm, đặc biệt là những làng ven biển.

- Góp phần tạo điều kiện cho hộ nghèo giải quyết một phần khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh và một số khó khăn cấp thiết về đời sống. TDNN

cũng đã khơi dậy được tiềm năng phát triển kinh tế của vùng khó khăn, nhân dân có điều kiện phát triển những ngành nghề thế mạnh của địa phương, như: Phát triển vườn đồi, kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy, hải sản....góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập nâng cao đời sống cho hộ gia đình ở vùng khó khăn.

- Tín dụng là một trong những hình thức huy động vốn góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho người nghèo. Tín dụng có khả năng thu hút tiền từ các nguồn để tập trung vốn vay cho các hộ nghèo. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, ngoài những chính sách ưu tiên tín dụng như điều kiện về tài sản thế chấp, thời hạn cho vay, mức vốn cho vay thì ưu đãi về lãi suất là hết sức quan trọng. Căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội từng vùng nghèo thực hiện mà có chính sách ưu tiên lãi suất thích hợp.

Tín dụng là công cụ tạo động lực nâng cao hiệu quả giảm nghèo. Để được cấp vốn tín dụng thường phải qua quy trình thẩm định khá chặt chẽ của các đối tượng cho vay vốn, vì vậy người nghèo phải tìm kiếm, dự tính thực hiện các dự án khả thi, có khả năng ứng dụng cao. Khi sử dụng nguồn vốn tín dụng buộc các hộ nghèo này phải tính toán đầu tư, sử dụng vốn để tạo ra sản phẩm nhanh nhất, có hiệu quả nhất để có thể hoàn trả vốn vay và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w