Kinh ngiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 44 - 54)

Trung Quốc với dân số hiện có là trên 1.3 tỷ người, trong đó số dân cư dân sinh sống ở các vùng nông thôn rất đông (trên 900 triệu người), chiếm 70% dân số. Vì vậy, nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Qua hơn 30 năm cải cách và mở cửa cùng với việc xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá và phát triển bền vững, nền kinh tế Trung Quốc luôn có mức tăng trưởng GDP khá ấn tượng. Từ năm 2003-2007, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc luôn đạt trên 10%

năm 2009 là 9%. Từ Đại hội XVI đến nay, Trung ương đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc luôn coi trrọng tăng cường công tác “tam nông”, coi đó là mục tiêu quan trọng góp phần phát triển công việc cải cách, nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ nghèo đói. Một số chính sách Trung Quốc đã áp dụng thành công góp phần xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể:

* Tích tụ đất và chuyển đổi hình thức đất nông nghiệp:

Một trong những bước đi quan trọng trong chính sách “tam nông” của Trung Quốc là cho phép nông dân thuê phần đất nông nghiệp được sử dụng theo hợp đồng hoặc chuyển giao quyền sử dụng đất. Biện pháp này tăng cường quy mô sản xuất trang trại và đem lại nguồn vốn cho người nông dân khởi nghiệp. Đất đai vẫn thuộc sở hữu của nhà nước hoặc tập thể linh hoạt hơn.

Khi tốc độ công nghiệp hoá (CNH) tăng nhanh, lao động nông thôn chuyển nhanh ra thành thị bỏ lại ruộng đất của mình. Trong khi đó nhiều người có vốn, có khả năng lại khó có khả năng mở rộng quy mô trang trại vì luật không cho phép mua bán đất. Vì vậy, những người này đã thuê lại ruộng đất để sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, thị trường cho thuê đất trở nên sôi động và có hiệu quả do được đúng người có nhu cầu sử dụng, Tỷ lệ ruộng đất thuê mướn chiếm hơn 10% tổng diện tích đất canh tác của cả nước, có tỉnh như Triết Giang dã chiếm tới 30% . Nhờ đó, quy mô ruộng đất bình quân /hộ của Trung Quốc từ năm 2000 đến nay có xu hướng tăng lên, đảo ngược quá trình giảm đều 15 năm trước.

Cho thuê đất nông nghiệp là một giải pháp để chuyển từ lao động nông thôn sang thị trường lao động phi nông nghiệp. Sau khi cho thuê ruộng đất của mình, 55% nông dân di cư ra đô thị và 29% tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở địa phương. Lợi nhuận thu được trên ruộng đất thuê mướn được chia theo tỷ lệ: khoảng 2/3 cho người sản xuất và số còn lại trả cho chủ đất. Hiệu quả sử dụng ruộng đất sau khi cho thuê,được tập trung trong tay người làm ăn giỏi, đã tăng lên 25%, còn của chủ đất là 45% (kể cả nhờ đi làm ngoài) Bên cạnh đó, Trung Quốc còn áp dụng giải pháp dồn điền đổi thửa nhằm biến những mảnh đất phân tán rải rác thành những vùng canh tác rộng lớn với hệ thống hỗ trợ nông nghiệp như thuỷ lợi, đê điều, mang lai năng suất nông nghịêp cao hơn cho nông dân. Trung Quốc dự kiến sẽ tăng thêm được 1.7 triệu ha đất trồng trọt năm 2020 thông qua việc dồn điền đổi thửa này.

Trong năm 2008, Chính phủ Trung Quốc cũng xây dựng những sáng kiến mới về chính sách đất đai như xác định quyền sử dụng đất, chính sách cho thuê đất dài hạn, chính sách hỗ trợ và chính sách liên quan đến hợp tác xã.

* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng :

Trong thời kỳ mới, Trung Quốc luôn dành những chính sách ưu tiên để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Riêng năm 2007, chính phủ Trung Quốc đã chi 62 tỷ NDT cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tăng hơn 9 tỷ NDT so với năm 2006, trong đó tập trung vào các dự án cải tạo giao thông, xây dựng hệ thống điện, xây dựng các chợ tiêu thụ nông sản và củng cố chính quyền nông thôn. Trong đó, việc xây dựng đường cao tốc và tàu hoả rất được chú trọng, nhờ đó chi phí vận chuyển đã giảm đáng kể. Nếu trước đây chi phí vận chuyển từ tây sang đông bằng 100% giá thành thì nay giảm xuống còn 20-30%. Nhờ vậy mà nông sản đã có giá cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu, thậm chí còn có khả năng để xuất khẩu.

Để bảo đảm đầu tư trực tiếp vào cải thiện sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, Chính phủ Trung Quốc đã chi khoảng 36 tỷ NDT vào các lĩnh vực như: Hỗ trợ sản xuất lương thực, văn hoá, y tế và giáo dục, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn; Chi 2,6 tỷ USD cho công tác dồn điền đổi thửa. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách mới về y tế dể cải thiện điều kiện khám, chữa bệnh cho nhân dân; Miễn phí học đối với giáo dục nghĩa vụ nông thôn; Giải quyết vấn đề của người nông dân vào thành phố làm thuê như việc làm, an ninh xã hội, tạo môi trường tốt cho nông dân vào thành phố làm việc; Xây dựng các “con đường xanh”để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, đẩy mạnh xây dụng cơ sở hạ tầng, phát triển các tuyến xe buýt nối thành thị với nông thôn.

* Đầu tư phát triển khoa học công nghệ, hiện đại hoá nông nghiệp:

Một trong những nhân tố tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp Trung Quốc phải kể đến là khoa học công nghệ. Trong quá trình phát triển kinh tế, Trung Quốc đã đầu tư mạnh cho các hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ nông nghiệp, trong đó tập trung vào công nghệ truyền thống và công nghệ sinh học để nâng cao chất lượng giống. năm 1996, chương trình “cách mạng công nghệ nông nghiệp mới” tập trung đầu tư vào công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Cứ sau 4 năm, vốn đầu tư cho khoa học công nghiệp lại tăng lên gấp 2 lần, đi kèm theo đó là những cải cách thể chế và chính sách. Năm 1999, Trung Quốc đã đổi mới công tác quản lý khoa học trong nông nghiệp: Thương mại hoá 2/3 hoạt động của các đơn vị nghiên cứu ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu để đảm bảo 1/3 số cán bộ nghiên cứu có trình độ cao. Năm 2005, 40%

tổng số vốn đầu tư cho nghiên cứu trong nông nghiệp được cấp trực tiếp và 60% còn lại chuyển sang hình thức đấu thầu.

* Công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn:

Trung Quốc là quốc gia khởi đầu sự nghiệp công nghịêp hoá nông nghiệp nông thôn từ khá sớm. Song, phải tới sau khi thực hiện cải cách mở cửa về kinh tế năm 1978, CNH nông nghiệp nông thôn Trung Quốc mới thực sự được triển khai rộng khắp, đồng bộ với nhiều mô hình trong đó nổi bật là các xí nghiệp hương trấn (XNHT). XNHT ngày càng phát triển và phát huy tác dụng. Theo thống kê , năm 2006 Trung Quốc có khoảng 22.495.902 XNHT đã chiếm 75% tổng giá trị sản xuất xã hội ở nông thôn, và 50% phần gia tăng trong thu nhập của người nông dân là bắt nguồn từ các XNHT. Hàng năm, số thuế do các XNHT nộp cho nhà nước chiếm 1/3 tổng số thuế thu được, chiếm 1/4 thu nhập ngân sách, số ngoại tệ thu được nhờ xuất khẩu mỗi năm một tăng, thường xuyên chiếm 1/4 số ngoại tệ thu được của cả nước. Quy mô XNHT dần dần đựoc mở rộng. Ở các vùng ven biển, các XNHT có xu hướng chuyển sang áp dụng công nghệ tiên tiến, xuất khẩu thu ngoại tệ. Các XNHT đã phát triển vững vàng hơn, bắt đầu hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh xuyên quốc gia như đồ gia dụng Thuận Đức (Quảng Đông), tập đoàn đồ chơi Đông Hoãn, tập đoàn tơ lụa Ngô Giang (Giang To)… Riêng về mặt sở hữu, trong giai đoạn đầu cải cách, số xí nghiệp thuộc sở hữu tập thể chiếm đa số, sau đó các số lượng thuộc sở hữu tư nhân và hợp tác cổ phần ngày càng phát triển mạnh. Nhờ vậy có thể giải quyết tốt mâu thuẫn giữa đa dạng hoá hình thức chiếm hữu tư liệu sản xuất với việc xã hội hoá sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng như sau này ở nông thôn Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc chủ trương khuyến khích các hình thức liên hợp giữa các XNHT với nhau, giữa XNHT với xí nghiệp quốc doanh, giữa XNHT với các cơ quan nghiên cứu khoa học, giữa XNHT với các xí nghiệp nước ngoái… từ đó hình thành những tập đoàn xí nghiệp với các quy mô khác nhau. Đô thị hoá nông thôn cũng diễn ra song hành với quá trình CNH,

Hiện nay, Trung Quốc lựa chọn chiến lược đô thị hoá đa nguyên, nghĩa là, cùng với việc xây dựng các thành phố lớn và vừa, tích cực xây dựng các thành phố nhỏ. Đảng và nhà nước Trung Quốc đã xác định phát triển thị xã, thị trấn là chiến lược lớn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Hội nghị TW 5 khoá 15 của Đảng cộng sản Trung Quốc (năm 2000) đã thông qua 5 chiến lược phát triển, trong đó nhấn mạnh phát triển đô thị hoá. Nội hàm cơ bản của chiến lược đô thị

hoá là chuyển dịch có hiệu quả lao động dư thừa của nông thôn. Mục tiêu là phối hợp phát triển khinh tế - xã hội thành thị và nông thôn.

* Gắn kết công nghiệp với nông nghiệp:

Kể từ khi Trung Quốc áp dụng chính sách cải cách theo cơ chế thị trường, sản xuất nông nghiệp tăng, XNHT phát triển, lao động di cư ra thành thị cùng nhau tạo việc làm, giúp thu nhập của nông dân tăng từ 2-3% năm. Nông thôn Trung Quốc dần trở thành thị trường quan trọng cho sản xuất công nghiệp. Giai đoạn 1878-1985, lượng cư dân nông thôn mua các sản phẩm công nghiệp như xe đạp, máy khâu, đồng hồ, máy thu tăng vọt, đỉnh cao là thập kỷ 1990. Đến năm 1997, bình quân cứ 100 nông hộ có 27 vô tuyến màu, 32 máy thu thanh và 11 xe máy. Nông nghiệp Trung Quốc cũng sử dụng phân bón, máy móc của chính công nghiệp Trung Quốc. Thị trường rộng lớn, nhất là ở nông thôn đã nuôi công nghiệp lớn mạnh, từng bước vươn ra xuất khẩu, bắt đầu cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường châu Á. Ngược lại, công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nông thôn phát triển cũng trở thành động lực phát triển cho công nghiệp. Thực hiện phương châm “lấy công nghiệp xây dựng nông nghiệp”, hàng năm số vốn mà XNHT chi cho nông nghiệp đạt hàng chục tỷ NDT, thường bằng khoảng 80% đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp.

* Chính sách phát huy lao động ở nông thôn:

Trung Quốc thực hiện chính sách tạo điều kiện cho sự dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Chính sách này đã giải quyết được hết số lao đông dư thừa ở nông thôn. Sự di chuyển lao động nông thôn ra thành thị ở Trung Quốc gắn với sự hình thành một khái niệm mới, khái niệm “nông dân công”. Nông dân công là đội quân lao động mới xuất hiện trong tiến trình cải cách mở cửa, công nghịêp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc. Hộ tịch của hộ ở nông thôn, chủ yếu hoạt động trông lĩnh vực phi nông nghiệp, có người ra ngoài làm công trong dịp nông nhàn và lễ tết, vừa làm công vừa làm nông nghiệp, tính lưu động mạnh; có người làm việc lâu dài ở thành thị, trở thành một bộ phận quan trọng của giai cấp công nhân. Nông dân công là lực lượng lớn có đóng góp lớn vào tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của Trung Quốc, nhưng họ đang phải chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế lẫn đối xử không công bằng về chính trị. Nhận thức được điều này, Đảng, Chính phủ Trung Quốc trong những năm gần đây chú trọng giải quyết những vấn đề bức xúc của nông dân . Chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp về việc làm, xoá bỏ những quy định kỳ thị, đơn giản hoá các thủ tục và ngăn chặn dùng các

biện pháp khác nhau để thu phí đối với người nông dân vào thành phố làm việc và thu phí của các đơn vị lao động… Ngoài những chủ trương, chính sách, biện pháp trên, năm 2006, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành văn kiện chuyên về chính sách, biện pháp giải quyết vấn đề nông dân công. Đây là văn kiện mang tính thống nhất, toàn diện nhất về việc giải quyết các vấn đề nông dân ở Trung Quốc.

*Phát triển tài chính vi mô ở Trung Quốc:

Hoạt động tài chính vi mô có liên quan mật thiết với chiến lược xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc. Ba hình thức tổ chức tiến hành các hoạt động tài chính vi mô là: nhà tài trợ thông qua việc tiến hành các dự án thí điểm; chính phủ thông qua đẩy mạnh phong trào chống đói nghèo một cách rộng rãi; hình thức các ngân hàng nông thôn chính quy. Đầu những năm 90, các nhà tài trợ quốc tế đã tập trung hỗ trợ đối tượng người nghèo trong chính sách xoá đói giảm nghèo của chính phủ Trung Quốc và hầu hết các chương trình xoá đói giảm nghèo đều có cầu phần tín dụng vi mô. Để phù hợp với một hệ thống tín dụng vi mô mới, các hình thức tổ chức khác nhau đã ra đời, bao gồm bốn hình thức cơ bản: các tổ chức phi chính phủ; văn phòng độc lập trực thuộc các cơ quan chính phủ; các tổ chức liên kết với các ngân hàng chính quy; và mô hình ngân hàng làng xã.

Các tổ chức phi chính phủ: Tài trợ Hợp tác xã người nghèo, đây là một Dự

án Nghiên cứu chương trình tín dụng vi mô ứng dụng phương pháp luận của Ngân hàng Grameen. Mục tiêu của Dự án là nghiên cứu tình trạng thiếu hụt nguồn vốn xoá đói giảm nghèo vào thời điểm đó, nghiên cứu phương pháp luận Grameen để chứng minh tính khả thi của việc áp dụng những kinh nghiệm quốc tế vào thực tế tại Trung Quốc. Từ đó tìm ra giải pháp cho một số khó khăn của tài chính vi mô cho người nghèo như tỷ lệ thu hồi nợ thấp, các chương trình dành cho các nhóm chính sách thiếu tính bền vững. Ý nghĩa của Dự án này là đưa tín dụng vi mô cho người nghèo từ lý thuyết vào thực tế tại Trung Quốc. Tín dụng vi mô là một hệ thống và chính sách tài chính của Trung Quốc để chống đói nghèo. Các chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã thực hiện 16 dự án xoá đói giảm nghèo tại 48 huyện của 16 tỉnh và 06 quận của thành phố Tianjing với tổng số vốn đầu tư là 19,32 triệu đôla, trong đó 8,21 triệu đôla dành cho cấu phần tín dụng.

Dự án này chỉ áp dụng phương pháp cho vay thông qua tổ nhóm có tín chấp nhưng về hệ thống tổ chức thì rất khác so với mô hình của Ngân hàng Grameen để phù hợp với tình hình thực tế tại Trung Quốc. Ở cấp quốc gia, Dự án thành lập một Văn phòng Điều phối và Hỗ trợ riêng để theo dõi và quản lý Dự án. Ở cấp địa phương, Dự án thành lập các văn phòng hoạt động đặc biệt sao cho phù hợp với

tình hình ở các huyện khác nhau. Sau khi Dự án kết thúc, UNDP tiếp tục tài trợ thực hiện một dự án khác về xây dựng năng lực để phát triển bền vững.

Chương trình tại Qinghai do AusAID tài trợ: Dự án tín dụng vi mô là một trong bốn cấu phần chính trong Chương trình Phát triển Cộng đồng Qinghai với tổng số tín dụng cho vay là khoảng 1,67 triệu đôla. Ngân hàng Nông nghiệp Haidong của Trung Quốc chịu trách nhiệm thực hiện cấu phần tín dụng này thông qua các văn phòng kinh doanh cấp quận/huyện. Ở cấp làng xã, Dự án thành lập các Ban trung gian điều phối với cán bộ là người địa phương và họ được trả lương theo số lãi thu được và số tiền gốc cho vay. Cán bộ các văn phòng kinh doanh cấp

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 44 - 54)