Giải pháp đối với chương trình mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 139 - 140)

Giải pháp đối với việc nâng cao hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ XĐCN giai đoạn 2010 - 2015 tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: (1) phân bổ nguồn lực, (2) tổ chức và quản lý và (3) xây dựng năng lực.

- Về phân bổ nguồn lực, chương trình mục tiêu quốc gia có thể đạt được

nhiều thành tựu hơn nữa nếu giảm bớt khối lượng công việc của mình bằng cách tiến tới một hệ thống cấp vốn trọn gói cho các tỉnh. Điều này sẽ làm đơn giản công tác lập kế hoạch và các quá trình theo dõi, giám sát, điều phối các hoạt động của chương trình quốc gia ở cấp tỉnh, tăng cường sự trao đổi tương tác giữa các cơ quan chủ quản và các cấp chính quyền địa phương.

Hệ thống cấp vốn trọn gói giảm nghèo cho các tỉnh cần được đi kèm một bộ hướng dẫn (hoặc định mức) thống nhất để quản lý Nhà nước việc sử dụng vốn bao gồm các nội dung: dự định chung của chương trình XĐGN giải quyết vấn đề nghèo đói và các lĩnh vực ưu tiên cho đầu tư của tỉnh, danh mục đầu tư mà tỉnh có thể cấp vốn trọn gói, danh mục không được phép sử dụng vốn của chương trình XĐGN (như xây dựng trụ sở, mua sắm phương tiện đi lại...), phạm vi được phép (như chi cơ sở hạ tầng, chi xây dựng năng lực cấp huyện...) và cơ chế quản lý vốn (yêu cầu về chế độ báo cáo, phân cấp trách nhiệm...).Mục đích cuối cùng là tạo điều kiện để các xã trở thành chủ đầu tư, nhưng trước hết cần phải rút kinh nghiệm trong phân cấp quản lý cho cấp tỉnh và kiện toàn năng lực tại cấp cơ sở.

Bên cạnh đó, cần xây dựng một cơ chế phân bổ minh bạch để xác định số ngân sách hàng năm cho từng tỉnh. Có thể đơn giản phân bổ nguồn vốn trọn gói cho tỉnh dựa trên cơ sở số hộ nghèo của từng tỉnh; cũng có thể kết hợp quy mô dân số tỉnh với chỉ số phát triển con người của tỉnh (HD). Việc sử dụng chỉ số HD có ưu điểm đưa ra một định nghĩa rộng hơn về sự phát triển chứ không dựa trên

thu nhập thuần tuý. Vì đặc điểm địa lý MNPB nên giữa các tỉnh có sự chênh lệch về điều kiện sống, những tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi,có cửa khẩu.. có kinh tế, điều kiện sống tốt hơn, số hộ nghèo ít hơn tỉnh có vị trí địa lý không thuận lợi.

Cuối cùng, cần có cơ chế thưởng, phạt bằng cách liên kết phân bổ nguồn lực với hiệu quả thực hiện. Công tác thực hiện của tỉnh được đánh giá theo các tiêu chí đã được xác định trước và kéo theo hệ quả về tổng số nguồn vốn được phân bổ. Các tỉnh thực hiện tốt công tác lập kế hoạch và các hoạt động chương trình XĐGN sẽ được tăng số phân bổ nguồn vốn hỗ trợ trọn gói và ngược lại. Tuy nhiên, cách thức này có thể gây ra tình trạng bất bình đẳng nếu áp dụng không tốt, một số tỉnh sẽ bị ảnh hưởng do năng lực yếu của lãnh đạo tỉnh. Như vậy, cần xây dựng kế hoạch một cách cẩn thận; hiệu quả kém trước hết thuộc trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh rồi mới tính đến việc đánh giá để phân bổ ngân sách từ cấp trên.

- Về tổ chức và quản lý: Cần phát triển các cơ chế để nâng cao tính minh

bạch và trách nhiệm trong quản lý và sử dụng tài chính. Mặt khác, cần thúc đẩy sự tham gia của người dân ở cấp xã, thôn để thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, làm tăng tính hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Về xây dựng năng lực: cần nâng cao năng lực ở các cấp, đặc biệt là cấp xã,

chi bộ Đảng và lãnh đạo các tổ chức xã hội. Nâng cao năng lực cán bộ cấp cơ sở phải đựơc lồng ghép các cơ chế học tập rộng rãi hơn. Cần tăng tỷ lệ phần trăm của tổng ngân sách chương trình XĐGN cho công tác tập huấn, cần phối hợp chặt chẽ hơn với các dự án tài trợ quốc tế và phối hợp với các cán bộ tập huấn các tỉnh và trung ương từ các cơ quan nghiên cứu. Nâng cao vị thế và năng lực của văn phòng chương trình XĐGN trong tổ chức, điều phối, báo cáo, phân tích chính sách để theo dõi và quản lý chương trình tốt hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w