2.1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến nghèođói: đói:
Qua nghiên cứu vị trí địa lý của các tỉnh cho thấy do điều kiện địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, xa các trung tâm, hạ tầng yếu kém nên không thuận lợi cho thu hút đầu tư. Mặc dù kết cấu hạ tầng các xã đã được cải thiện một bước nhưng còn rất thiếu thốn, trong khi những công trình đã thực hiện có quy mô, chất lượng thấp và mới tập trung ở khu vực trung tâm xã, còn rất nhiều xã thiếu các công trình hạ tầng thiết yếu. Theo các Bộ, ngành, Trung ương và các địa phương, trên vùng miền núi và dân tộc, còn 88 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã và 45 xã có đường ô tô nhưng chỉ đi được một mùa; nhiều xã chưa có điện lưới, 26 xã sử dụng các nguồn điện khác phụ thuộc thiên nhiên thiếu ổn định; gần 100 xã chưa có trạm xá xã; 385 xã chưa có điện thoại; đặc biệt là thiếu các công trình thuỷ lợi nhỏ, có địa phương năng lực tưới của công trình thuỷ lợi vùng miền núi mới đáp ứng 6,13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 1999 - 2005, do nguồn vốn hạn hẹp nên hầu hết những công trình hạ tầng thiết kế tiêu chuẩn thấp, thiếu đồng bộ, thiếu bền vững, dễ hư hỏng, chưa đáp ứng được yêu câu sản xuất hàng hoá. Theo Bộ Giao thông Vận tải, đường giao thông nông thôn cả nước hiện nay chỉ có 10,9% đường đá dăm và đường nhựa, 53%
đường đất, 35,4% đường cấp phối. Khu vực miền núi phía Bắc: tỉ lệ đường nhựa là 0,9%, đường đất là 69%6.
Vùng dân tộc và miền núi trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc còn thấp, một số nơi vẫn còn tồn tại tập quán sản xuất quảng canh, du canh du cư, chặt phá rừng…các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật mới, nâng cao năng suất, thay đổi tập quán sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá gặp nhiều khó khăn. Tiềm lực vốn đầu tư sản xuất của nhân dân rất hạn chế, nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển và nhiều dịch vụ xã hội không đến được vùng sâu, vùng xa. Do chi phí sản xuất lớn, năng suất thấp, thiếu thông tin, chi phí vận chuyển cao… không thu hút được mạng lưới thu mua của các thành phần kinh tế, vì vậy những nơi này hàng hoá khó tiêu thụ, hoặc bán với giá rẻ mạt, không đủ chi phí, trong khi sức mua của cộng đồng rất thấp so với mức trung bình của địa phương.
Suốt dọc biên giới phía bắc và phía tây có nhiều cửa ngõ thông thương giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực. Miền núi là nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, phục vụ cho sự phát triển đất nước, nơi đầu nguồn của những con sông lớn, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Có thể nói khu vực miền núi phía Bắc có vị trí đặc biệt quan trọng, có phát triển kinh tế – xã hội, giảm đói nghèo, đảm bảo cuộc sống cho người dân, nâng cao trình độ dân trí mới giữ vững được trật tự xã hội, ổn định an ninh quốc phòng.