Chính sách TDNN trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Việt

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 146 - 147)

ở Việt Nam

Việt Nam được Thế Giới đánh giá là một nước có hệ thống chính trị ổn định và các chính sách KT, XH luôn được Nhà nước quan tâm như: Chính sách

tín dụng ưu đãi đối với người nghèo đặc biệt là vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trước đây TDNN được tập trung qua Kho Bạc, nhưng hiện nay chủ yếu TDNN thực hiện qua kênh tín dụng ngân hàng (NH chính sách xã hội, NH phát triển...), cần nhận thức sâu sắc rằng các ngân hàng này là tổ chức tín dụng của Nhà nước, nhằm tạo ra kênh tín dụng ưu đãi một phần lãi suất và các điều kiện tín dụng khác để hỗ trợ cho các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người nghèo.

Những năm vừa qua, ở Việt Nam tuy sự tiếp cận tín dụng người nghèo đã được cải thiện nhờ ''Dự án cung cấp tín dụng cho người nghèo'' trong chương trình ''xoá đói giảm nghèo quốc gia'' nhưng vẫn còn một số lượng đáng kể những người nghèo không được tiếp cận vốn tín dụng. Có nhiều nguyên nhân: Do việc phân bổ tín dụng bất lợi cho các gia đình có ít đất và trình độ văn hoá thấp, do thu nhập tiền mặt thấp, nhiều hộ gia đình đã được vay lại sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã cam kết trong các hợp đồng vay vốn chính thức. Mà thường vay cho các khoản chi tiêu dùng dẫn đến khả năng tiếp cận tín dụng bị giảm đi, khiến cho các gia đình càng khó thoát nghèo hơn. Việc tiếp cận đất đai và tín dụng vốn đã hạn chế lại càng hạn chế hơn do không có thông tin về luật pháp, chính sách và thị trường khiến cho người nghèo khó khăn hơn để thoát ra khỏi tình trạng nghèo của mình. Hoạt động tín dụng vì thế hoạt động rất kém vì đồng bào không biết vay để làm gì và sử dụng thế nào cho có hiệu quả. Đây cũng là đặc trưng cơ bản nhất của đồng bào nghèo MNPB.

Hiện nay Nhà nước tiếp tục cho vay nhằm mục tiêu giảm nghèo theo hai cơ chế. Thứ nhất là thông qua NHPT là nơi cung cấp nguồn tài chính cho các doanh nghiệp trong nước về hỗ trợ chính sách, dịch vụ công cộng, xuất khẩu và công nghệ nặng. Thứ hai là chuyển đổi ngân hàng người nghèo do Nhà nước sở hữu thành NHCSXH là nơi sẽ cung cấp tài chính vi mô cho các hộ gia đình nông nghiệp và các nhóm có thu nhập thấp, phần đông thuộc các vùng nông thôn, thực hiện chức năng cho vay theo mục tiêu. Bước vào giai đoạn 2006 -2010, Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo mới, tỉ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 22%, tương đương với gần 5tr hộ nghèo. TDNN là một công cụ quan trọng để hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, và để TDNN đạt được hiệu quả cao nhất cần có hệ thống chính sách cụ thể.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w