Vai trò của bảo hiểm cho người nghèo

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 36 - 38)

Một cách thức bảo vệ các cá nhân trước rủi ro, tuổi già bệnh tật, thai sản, thất nghiệp và tai nạn lao động đó là sử dụng các chương trình BHXH vì các chương trình này giảm bớt các rủi ro bằng cách mang lại một nguồn thu nhập khi cá nhân gặp phải các rủi ro đó. Trong thời đại ngày nay ở các nước đang phát triển đều có các chương trình bảo hiểm xã hội nhằm giảm nhẹ rủi ro đáng kể cho những rủi ro cụ thể. Thị trường Bảo Hiểm đã có sự phát triển đáng kể ở Việt Nam và sắp tới có thể sẽ mở rộng ra những lĩnh vực như y tế, hưu trí và nông nghiệp. Ở một nước đang phát triển điển hình như Việt Nam, các chương trình BHXH thường ngăn không để các cá nhân có thu nhập cao và trung bình rơi vào nghèo đói khi gặp phải những rủi ro này, song chúng lại không có những bảo vệ tương tự dành cho người nghèo. Có rất nhiều lý do như là cơ sở của phạm vi triển khai không đầy đủ, ở một mức độ nào đó gây khó khăn cho việc thu các khoản đóng góp của người nghèo, chỉ có ai tham gia đóng góp mới có quyền được hưởng sự bảo vệ trước những rủi ro theo chương trình này. Những người nghèo kinh niên thường làm việc trong những ngành không chính thức, không có tham gia vào những chương trình bảo hiểm được tài trợ bằng sự đóng góp và do đó thường bị gạt khỏi các chương trình này. Một thực tế là các chương trình BHXH được tài

trợ bằng sự đóng góp thường bị thâm hụt khi các chương trình này hết thời gian và các khoản thâm hụt này biến thành các khoản nghĩa vụ của Chính phủ. Do đó, không chỉ người nghèo không có khả năng tiếp cận các chương trình này, mà các nguồn lực tài chính đáng lẽ ra phải được sử dụng cho các chương trình xã hội khác nhằm giúp người nghèo giảm nhẹ và khắc phục rủi ro lại được sử dụng để hỗ trợ cho các chương trình BHXH chỉ mang lại lợi ích cho tầng lớp có thu nhập cao và trung bình.

Thực hiện chính sách BHYT là một phương thức hữu hiệu để tăng độ bao phủ của hệ thống y tế, giúp cho đa số người dân có khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. BHYT có hai hình thức là BHYT xã hội (bao gồm BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện, BHYT xã hội dựa vào cộng đồng) và BHYT tư nhân vì lợi nhuận. BHYT xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe và tái phân phối thu nhập. Với một số lớn người tham gia đóng góp, khi không may bị ốm đau, mỗi người tham gia BHYT sẽ được chia sẻ gánh nặng chi phí y tế tối đa với mức đóng góp nhỏ bé. Một điểm về công bằng xã hội nữa là việc thu phí giữa các đối tượng thuộc những tầng lớp khác nhau trong xã hội, xây dựng mức phí theo tỷ lệ % thu nhập tạo nên sự hỗ trợ, chia sẻ từ người có thu nhập cao, rủi ro ít hơn và người có thu nhập thấp có nhiều rủi ro hơn. BHYT tư nhân vì lợi nhuận không đáp ứng bất cứ tiêu chuẩn nào theo định hướng công bằng Những người giàu trả ít hơn người nghèo vì các khoản tiền đóng bảo hiểm có liên quan đến nguy cơ mà không liên quan đến khả năng chi trả. Chỉ những người có khả năng trả khoản tiền đóng bảo hiểm mới được sử dụng quỹ, điều này làm tăng bất công bằng giữa các tầng lớp xã hội và giữa các khu vực địa lý trong tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt. Do vậy phát triển BHYT xã hội là giải pháp tài chính ưu việt cho người nghèo, tạo nên sự chia sẻ của cộng đồng nhằm giảm bớt gánh nặng chi trả cho y tế của người nghèo.

Khi các chính sách thúc đẩy tăng trưỏng kinh tế có vai trò trọng tâm trong công cuộc giảm nghèo đói, thì các biện pháp bảo trợ xã hội lại giữ vai trò giảm nguy cơ dễ bị tổn thương, và bảo vệ cuộc sống cho người nghèo. Điều quan trọng là phải lựa chọn các chương trình và chính sách bảo trợ xã hội phù hợp nhằm đóng góp tốt nhất cho công cuộc giảm nghèo, một hoạt động cải cách chính sách, các chương trình và cơ chế cung cấp.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 36 - 38)