Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 38 - 44)

Là nước có diện tích đất nông nghiệp lớn và số dân làm nông nghiệp đông, nông nghiệp nông thôn của Ấn Độ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của nước này và đạt được những bước tiến lớn. Những năm 1965-1967, Ấn Độ chịu hạn hán lớn, sản lượng lương thực sụt giảm, gần như phải dựa vào nguồn lương thực nhập khẩu. Trong hoàn cảnh đó, chính phủ Ấn Độ đã thực thi một chiến lược phát triển nông nghiệp mới được gọi là “cách mạng xanh”. Đây là sự kết hợp giữa việc lựa chọn sử dụng những giống cây cao sản với các kỹ thuật nông nghiệp như thuỷ lợi phân bón… Trong cuộc “cách mạng xanh” lần thứ nhất năm 1963, hàng loạt lúa mới năng suất cao được đưa vào sản suất như lúa mỳ Mêhicô, lúa nước …năm 1986, sản lượng lương thực của Ấn Độ đạt 148 triệu tấn.Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực nhiều nhất thế giới, Ấn Độ đã vươn lên là nước đứng thứ hai về xuất khẩu lương thực. “ Cách mạng xanh” được tiến hành lần 2 năm 1983 bằng việc mở rộng cung cấp các yếu tố đầu vào và dịch vụ cho

nông dân. Để tăng chất lượng bữa ăn, từ đầu thập kỷ 70,Ấn Độ tiếp tục triển khai “Cách mạng trắng” phát triển sản xuất sữa và “Cách mạng lam”phát triển ngư nghiệp. Những cuộc cách mạng này cũng đã có thành công nhất định, thể hiện hướng phát triển nông nghiệp nông thôn đúng đắn của Ấn Độ.

*Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp

Chính phủ Ấn Độ ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn và công tác thuỷ lợi. Ấn Độ đã chi 10 triệu USD cho chương trình cải tạo và khai thác đất hoang, đồng thời thành lập quỹ phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn với quy mô vốn ngày càng tăng. Tháng 5-2005, Ấn Độ công bố kế hoạch đầu tư khoảng 3 tỷ USD, khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử nước này cho phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nông nghiệp, nông thôn. Về thuỷ lợi, chính phủ đã đưa ra kế hoạch phát triển các nguồn nước, lập quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nước cho 100 khu vực được ưu tiên. Trong quản lý khai thác nguồn nước, chính phủ Ấn Độ đã và đang triển khai thực hiện một kế hoạch quy mô lớn nhằm liên kết toàn bộ những con sông của đất nước này bằng hệ thống các con kênh, đập chắn và hồ chứa. Theo đó, 14 con sông ở vùng núi Himalaya của Ấn Độ sẽ được liên kết với 17 con sông ở phía nam. Nhờ tăng cường đầu tư cho công tác thuỷ lợi, diện tích được tưới tiêu tăng lên 30,9 triêu ha niên vụ 1965-1966 lên 68.4 triệu ha niên vụ 1988-1989 và chiếm hơn 30% tổng diện tích canh tác.

* Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và kỹ thuật

Ấn Độ rất coi trọng công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn. Hệ thống nghiên cứu khoa học nông nghiệp Ấn Độ khá hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương, kết hợp với hệ thống trường đại học. Không chỉ nghiên cứu nông nghiệp, hội đồng này còn phụ trách điều phối các hoạt động nghiên cứu của các cơ quan các trường đại học nông nghiệp. Hệ thống nghiên cứu khoa học nông nghiệp địa phương có hơn 60 cơ quan nghiên cứu được lãnh đạo bởi Sở Nông nghiệp Ấn Độ cũng đảm trách nhiệm vụ nghiên cứu nông nghiệp. Tại 25 bang và 7 vùng lãnh thổ của Ấn Độ đều có trường đại học chuyên về nông nghiệp. 85% kinh phí cho nghiên cứu khoa học là từ ngân sách nhà nước, phần còn lại đến từ quỹ thuế sản xuất nông nghiệp, vốn vay từ ngân hàng thế giới, viện trợ vốn vay ưu đãi của nước ngoài. Ngoài ra, Ấn Độ còn tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ bằng việc đa dạng hoá và bảo hộ giống cây trồng, lựa chọn những giống tốt của địa phương, cũng như đẩy mạnh việc nhập khẩu các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh.

* Mở rộng hình thức tiếp cận tín dụng nông nghiệp

Tín dụng nông nghiệp ở Ấn Độ đến từ nhiều nguồn, bao gồm hợp tác xã tính dụng nông nghiệp, ngân hàng thương mại và ngân hàng nông nghiệp vùng vay tư nhân.

Hệ thống hợp tác xã tín dụng nằm dưới sự quản lý của ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn dần được hình thành; chính phủ Ấn Độ đã tiến hành quốc hữu hoá 14 ngân hàng thương mại, tiếp đó xây dựng các ngân hàng nông nghiệp vùng và hợp tác xã dịch vụ nông dân. Những cơ quan này tham gia thị trường tín dụng nông nghiệp, nhờ đó mở rộng cách thức tiếp cận tín dụng cho nông nghiệp. Năm 1986, dư nợ tín dụng của ngân hàng thương mại đã chiếm tới 28,8% tổng tín dụng nông nghiệp, chỉ xếp sau hệ thống hợp tác xã tín dụng nông nghiệp. Niên vụ 1988-1989, tín dụng chính thống đã chiếm 57,4% tổng tín dụng nông nghiệp, tín dụng tư nhân giảm xuống chỉ còn 42,6% đánh mất ưu thế thống trị trong thị trường tín dụng nông nghiệp. Đến cuối năm 2004, Ấn Độ đã có 67.283 chi nhánh của ngân hàng thương mại, trong đó 32.178 chi nhánh ở khu vực nông thôn, chiếm 47,8%. Đối tượng vay vốn cũng chuyển biến lớn, ưu tiên hướng vào nông nghiệp và công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, tích cực tham gia vào kế hoạch xoá nghèo, trực tiếp nhằm vào các dự án và người hưởng lợi ích cụ thể.

* Xoá đói giảm nghèo cho nông thôn

Do điều kiện địa lý đặc thù có nhiều bất lợi cho phát triển nông nghiệp, trình độ sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp, đa phần nông dân ở Ấn Độ, nhất là tiểu nông, nông dân vùng ven biển và nông dân không có đất vẫn chưa thoát được cảnh nghèo đói. Năm 1967-1968, tỷ lệ dân nông thôn sống dưới mức nghèo khổ trong tổng dân số là 56,6%, giảm còn 50,8% giai đoạn 1977-1978 và đến năm 1988-1989 còn 28.4%. Tuy đã giảm mạnh về tỷ lệ, nhưng Ấn Độ vẫn còn khoảng 200 triệu người nghèo khổ. Chính vì vậy, chính phủ Ấn Độ rất đề cao đến công tác xoá đói giảm nghèo cho người dân khu vực nông thôn.

Kể từ cuối thập kỷ 1970, kế hoạch và chính sách kinh tế của Ấn Độ chuyển sang trọng tâm vào giải quyết nghèo đói ở nông thôn với hàng loại các kế hoạch xoá nghèo được thực thi và mang lại nhiều kết quả tích cực, ví dụ kế hoạch phát triển tổng hợp nông thôn, kế hoạch việc làm nông thôn toàn quốc, kế hoạch đảm bảo việc làm cho người dân không có đất ở nông thôn…

Kế hoạch phát triển nông thôn tổng hợp triển khai từ năm 1979 với vốn lấy từ ngân sách và các nguồn tín dụng khác, trở thành nội dung trọng tâm về xoá đói giảm nghèo suốt từ kế hoạch 5 năm lần thứ 6 tới kế hoạch 5 năm lần thứ 8 của Ấn Độ. Mục đích kế hoạch này là cải thiện điều kiện sản xuất của dân nghèo ở nông thôn, nâng cao năng suất nông nghiệp thông qua các biện pháp chủ yếu phát triển trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp nông thôn, thương mại và dịch vụ, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho nông dân nghèo, mở rộng nguồn tạo thu nhập, nâng cao mức sống.

Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ hiện nay còn ưu tiên tập trung cải thiện đời sống cho tầng lớp dân nghèo thông qua luật an ninh lương thực, bảo đảm việc làm cho nông dân và bộ phận dân nghèo ở đô thị, đồng thời mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế ở toàn bộ vùng nông thôn. Chính phủ Ấn Độ hứa sẽ cung cấp 25 kg gạo/tháng cho mỗi hộ sống dưới mức nghèo (dưới 1 USD/ ngày) ở khu vực nông thôn cũng như thành thị với giá 3 rupi (khoảng 1.400 VND)/kg. Khoản trợ giá lương thực trong dư luật ngân sách tài khoá 2009-2010 của Ấn Độ là khoảng 8,5 tỷ USD. Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, chính phủ sẽ tăng cường chính sách trợ giá tối thiểu (MSP) cho lúa mì, gạo và một số mặt hàng nông sản khác. Ấn Độ đã tăng mức trợ giá tối thiểu 550 rupi ( năm tài chính 2003-2004) lên mức 900 rupi (hơn 18 USD) hiện nay cho mỗi tạ gạo và từ 630 rupi lên mức 1080 rupi ( hơn 20 USD) cho mỗi tạ lúa mì thu mua của nông dân.

* Về Tài chính vi mô

Là một nước đông dân nghèo nhất thế giới, Ấn Độ xem tài chính vi mô là một công cụ hữu ích cho công cuộc xoá đói giảm nghèo. Trong những năm gần đây, Ấn Độ hết sức quan tâm đến tài chính vi mô và tín dụng vi mô dưới hình thức cho vay tổ nhóm mà không cần thế chấp. Đặc biệt trong 10 năm qua, Chương trình liên kết Ngân hàng- SHG (liên kết nhóm người nghèo tự lực với ngân hàng) của Ấn Độ đã tạo ra một mạng lưới tài chính vi mô lớn nhất thế giới. Thậm chí chính quyền trung ương cũng đã công nhận vai trò của việc cho vay theo tổ trong công tác xoá đói giảm nghèo.

Tín dụng vi mô nghĩa là cho người nghèo vay các món vay nhỏ- bắt nguồn từ thời xa xưa cổ đại Ấn Độ. Trước đây các thương nhân và chủ nợ thường cho dân nghèo nông thôn vay với lãi suất cắt cổ càng làm cho cuộc sống người vay đã vất vả lại càng vất vả hơn. Tài chính vi mô hiện nay tập trung vào việc cho vay người nghèo với lãi suất hợp lý và bền vững. Với đặc trưng cho vay chỉ định đối với ngành ưu tiên của khu vực ngân hàng nhà nước, Ấn Độ đã thiết lập một mạng

lưới ngân hàng nông nghiệp (RRB) mà hiếm có ở một quốc gia nào. Năm 1999, 196 RRB đã có hơn 14.000 chi nhánh ở 375 huyện toàn quốc, trung bình cứ 03 làng có một chi nhánh. Hệ thống ngân hàng nông nghiệp ngày càng nhận được sự ảnh hưởng ấn tượng. Tổ tự lực (SHG) với vai trò là đơn vị vay: SHG một đơn vị cơ bản hoạt động tài chính vi mô ở Ấn Độ. SHG là một tổ các cá nhân – thường là người nghèo (đa số là phụ nữ)- Họ góp chung tiền tiết kiệm thành một quỹ mà họ có thể mượn khi cần thiết. SHG liên kết với một ngân hàng nông nghiệp, hợp tác xã hay thương mại - Đó là nơi gửi tài khoản của tổ.

Cứ một tổ SHG bao gồm 20 người, tất cả đến từ các gia đình khác nhau. Mỗi tổ thường có một tên gọi riêng, một tổ trưởng và một tổ phó do các tổ viên bầu chọn. Các tổ viên này tự quyết định bao nhiêu số tiền gửi mà họ phải góp vào tài khoản tổ. Số tiền gửi hàng tháng ban đầu thường ở mức thấp 10 rupi-20 rupi (khoảng 20-40 US cent). Đối với tổ gồm 10 người thì mức tiền gửi là 100-200 rupi (khoảng 2$- 4$). Dựa trên cơ sở các quy định đã ký và được các tổ viên thông qua, thì ngân hàng thương mại hoặc nông thôn sẽ mở tài khoản tiết kiệm. Tiền tiết kiệm của các tổ viên được thu vào ngày tháng cụ thể (thường là ngày thứ 10 của tháng) và được gửi ở tài khoản ngân hàng. Tham gia một tổ tự lực hiện nay thường là một điều quý giá đối với người dân nông thôn. Để duy trì sự công bằng giữa các tổ viên, một tổ viên mới fải tham gia bằng cách gửi toàn bộ tiền tiết kiệm cá nhân và lợi nhuận của tổ. Bên cạnh đó họ phải được các tổ viên chấp thuận

Vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) về tài chính vi mô:

SHG được thành lập với sự hỗ trợ bên ngoài, đặc biệt là sự hỗ trợ của các tổ chức NGOs. Các NGOs phát triển với kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực dự án như là tỷ lệ học chữ, vệ sinh v.v… tham gia tổ chức SHGs, siết chặt con người lại với nhau, giải thích các khái niệm cho họ, tham gia giúp đỡ phối hợp tổ chức các cuộc họp nhóm ban đầu, giúp đỡ họ giữ tài khoản và liên kết họ với ngân hàng. Hiện nay, một số ngân hàng nông nghiệp đóng vai trò là Tổ chức xúc tiến tự lực (SHPIs) và hỗ trợ thành lập và quản lý SHG.

Trong một phần tư thế kỷ qua, ngoài phạm vi hoạt động của khu vực công, một số tổ chức đã thành công trong công cuộc xoá đói giảm nghèo thông qua tín dụng vi mô. Hội phụ nữ tự lực (SEWA) ở miền tây Ấn Độ và Diễn đàn phụ nữ lao động ở miền nam Ấn Độ là những nhà tiên phong trong nỗ lực này. Hiện nay, SHG đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng nông thôn phổ biến ở nhiều miền Ấn Độ. Các NGOs cung cấp sự lãnh đạo và kinh nghiệm quản lý cần thiết trong việc thành lập và quản lý các tổ nhóm. Họ đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa

các tổ nhóm và hệ thống ngân hàng nhà nước. Hiện nay có hơn 500 NGO-MFIs đã tích cực tham gia vào phong trào tài chính vi mô toàn quốc.

Có nhiều thách thức về tài chính, quy chế và pháp luật đối với NGOs tham gia vào hoạt động tài chính vi mô. Các NGOs cũng không thuộc quyền kiểm soát của một cơ quan pháp lý nào cả và trách nhiệm duy nhất của họ là đệ trình các tài khoản hàng năm cho cấp chính quyền xã hội. Sự liên kết giữa SHGs với khu vực ngân hàng nông thôn nhà nước: Ưu điểm của SHG nằm ở nghĩa vụ pháp lý chung và sự quản lý của các tổ viên vay vốn. Kết hợp với các tổ chức phi chính phủ (NGOs) tài trợ, SHG nỗ lực giảm chi phí quản lý và giao dịch của các món vay nhỏ cũng như giúp người nghèo tiếp cận với tín dụng. Do đó SHG đã thu hút sự quan tâm đáng kể trong khu vực ngân hàng nông thôn cũng như từ chính phủ trong những năm gần đây.

Nhiêu mô hình của sự quan hệ giữa ngân hàng-NGO-SHG đã nổi lên trong những năm gần đây. Mô hình thứ nhất là địa điểm ngân hàng cho vay trực tiếp tới SHG và sau đó cho vay tới các tổ viên. Là một biến thể của mô hình này, NGO có thể cung cấp đào tạo và hướng dẫn cho SHG mà vẫn giao dịch trực tiếp với ngân hàng. Đây là mô hình phổ biến nhất ở ấn Độ lúc bấy giờ. Ngoài ra NGO có thể tự đóng vai trò trung gian giữa ngân hàng và SHG, vay từ ngân hàng và sau đó cho vay các tổ SHG. Mô hình thứ hai là ngân hàng cho vay trực tiếp tới khách vay vốn với NGO và SHG đóng vai trò tư vấn. ở đây NGO hỗ trợ ngân hàng giám sát và thu hồi nợ.

Sự hỗ trợ của Chính phủ về việc tài trợ dưạ trên mô hình SHG: Trong khi phần lớn quá trình hình thành, quản lý SHG là do các NGOs chỉ đạo thì hiện nay chính phủ cũng đã bắt đầu quan tâm đến quá trình tài chính vi mô dựa trên SHG.

Swarnjayanti Gram Swarojgar Yojana (SGSY) nổi lên là một chương trình xoá đói giảm nghèo do chính phủ thành lập trong những năm gần đây. Bắt đầu từ tháng 4, 1999, SGSY nỗ lực giúp người nghèo nông thôn thoát khỏi cảnh nghèo đói bằng cách tạo thêm thu nhập ổn định, bền vững; Tổ chức người nghèo thành tổ tự lực (SHG). Mục tiêu của chương trình là giúp cho người nghèo đạt được tài sản tạo ra thu nhập. Theo hướng dẫn của SGSY, SHG giúp người nghèo xây dựng lòng tự tin thông qua hành động cộng đồng. Sự tương tác ở các cuộc họp tổ và quyết định tập thể có thể giúp họ trong việc xác định và ưu tiên nhu cầu và nguồn lực của họ. Quá trình này sẽ mang lại sức mạnh về kinh tế xã hội của người nghèo nông thôn cũng như nâng cao năng lực của cả tập thể.

Chiến lược SGSY bao gồm việc xác định một loạt các hoạt động ở cấp cơ sở và hỗ trợ SHG triển khai các hoạt động trên. Chương trình được thực hiện khắp

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 38 - 44)