An sinh xã hội cho người nghèo

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 117 - 125)

Chính sách hỗ trợ tăng cường tiếp cận và tham gia thị trường lao động của nhóm yếu thế tham gia thị trường lao động (TTLĐ).Trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành và triển khai rất nhiều các chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội tham gia thị trường lao động cho người nghèo, thanh niên, cho lao động nông thôn, lao động dôi dư, lao động tàn tật và các nhóm lao động dễ bị tổn thương khác do bị tác động của các cải cách kinh tế xã hội: mất đất, cổ phần hóa, khủng hoàng kinh tế, người thất nghiệp, người lao động trong khu vực phi chính thức. Các chính sách về tín dụng ưu đãi gắn với tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tại các vùng… đã hỗ trợ người lao động nghèo, và các đối tượng trên nâng cao trình độ tay nghề, góp phần nâng cao trình độ cho nhóm người trên, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng các chính sách hỗ trợ hiện hành còn bộc lộ những hạn chế:

Quá nhiều qui định về tín dụng ưu đãi cho phát triển sản xuất ở nhiều chính sách khác nhau nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, khó áp dụng. Hoạt động đào tạo và dạy nghề cho nhóm đối tượng yếu thế chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Đặc biệt thiếu các cơ sở đào tạo ở các vùng nông thôn khó khăn (mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu ở những vùng khó khăn). Chất lượng của các khóa đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Các đối tượng yếu thế chưa tiếp cận được với hệ thống dịch vụ việc làm, thông tin dịch vụ việc làm. Hệ thống chính sách hỗ trợ lao động dịch chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị còn yếu và thiếu; đa số người di cư không tiếp cận được các dịch vụ xã hội tại nơi đến. Chưa có những giải pháp hỗ trợ việc làm tạm thời, ổn định với qui mô lớn do nhà nước thực hiện đối với những đối tượng mất việc làm hàng loạt khi bị tác động của khủng hoảng kinh tế, bị thiên tai và dịch bệnh. Việc hỗ trợ người lao động nghèo tham gia đào tạo nghề, vay vốn và đi xuất khẩu lao động chưa nhiều; Chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo dự kiến được triển khai từ 1/1/2009, tuy nhiên đã bị chậm lại do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đến 1/1/2010 mới chính thức triển khai.

2.2.4. Tín dụng nhà nước

Ở phần này, luận án xin đánh giá về vấn đề tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của hộ nghèo dân tộc thiểu số ở khu vực MNPB thời gian qua, cụ thể:

- Một là, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay

ở vùng dân tộc và miền núi. Những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách, nhiều giải pháp quan trọng và huy động nhiều nguồn lực nhằm đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Trong các giải pháp xoá đói giảm nghèo, tín dụng Nhà nước được coi là một công cụ đắc lực của chính phủ giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số xoá đói giảm nghèo một cách hiệu quả và bền vững nhất, đồng thời tạo tiền đề cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nhanh chóng hoà nhập với phát triển chung của cả nước.

- Hai là, để cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo, Chính phủ đã

quyết định thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo (Quyết định số: 525/TTg ngày 31/8/1995) và sau đó quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội thay thế Ngân hàng Phục vụ người nghèo (Quyết định số: 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ). Nghi định 151/2006/ NĐ-CP 20/12/2006 về tín dụng đầu tư xuất khẩu của Nhà nước, nghị quyết 30a ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo ….

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) là một tổ chức tài chính phi lợi nhuận với mục đích cung cấp khoản vay cho các hộ nghèo và hỗ trợ Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo. Với cơ chế cho vay của NHCSXH, đồng bào dân tộc thiểu số đã có cơ hội dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của NHCSXH. Khi vay vốn, hộ gia đình nghèo không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn; chỉ cần có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay vốn; có tên trong danh sách do Ban xoá đói giảm nghèo của xã xác nhận và phải tham gia tổ tiết kiệm, vay vốn. Mức vốn cho vay của NHCSXH theo nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay trên cơ sở mức cho vay tối đa theo quy định từng thời kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH (hiện nay mức tối đa là 10 triệu đồng). Lãi suất cho vay các hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi được ưu đãi 0,45%/tháng (các khu vực khác là 0,5%/tháng). Thời hạn cho vay vốn tuỳ theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh, với hộ vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng, hộ vay trung hạn tối đa là 60 tháng. Trả nợ gốc đối với món vay ngắn hạn một lần khi đến hạn. Đối với món vay trung hạn có thể phân kỳ trả nợ 6 tháng hay một năm do Ngân hàng và hộ nghèo vay vốn thoả thuận. Việc trả lãi được thực hiện hàng tháng hoặc hàng quý. Hiện nay NHCSXH

cho vay theo một số kênh chuyển vốn sau: (i) Uỷ thác toàn phần qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Quỹ tín dụng nhân dân và các ngân hàng thương mại khác theo hợp đồng uỷ thác; (ii) Uỷ thác bán phần cho các tổ chức chính trị xã hội theo hợp đồng uỷ thác; (iii) NHCSXH trực tiếp cho vay đến độ nghèo.

- Ba là, kết quả hoạt động cho vay vốn của NHCSXH trên địa bàn khu

vực miền núi phía Bắc những năm vừa qua rất đáng khích lệ. Tính đến 31/10/2004 số hộ nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc được vay vốn của NHCSXH là 85,28%. Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo tăng dần lên hàng năm (năm 2002 là 7,31%, năm 2004 là 10,63%). Dư nợ và số hộ dư nợ tăng nhanh, bình quân dư nợ trên lượt hộ dư nợ ngày càng cao. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức chấp nhận được, vốn được bảo toàn. Số lượt hộ được vay vốn tăng nhanh, thoả mãn được phần lớn hộ nghèo có nhu cầu vay vốn. Tín dụng NHCSXH thời gian vừa qua trên địa bàn miền núi phía Bắc đã có những tác động to lớn đối với các hộ nghèo dân tộc thiểu số cả về kinh tế lẫn xã hội. Thông qua việc cung cấp tín dụng, đã tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số cơ hội về việc làm, phát triển sản xuất. Tư liệu sản xuất được tạo ra từ nguồn vốn tín dụng cho người nghèo đã tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng sản xuất hàng hoá, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo vùng dân tộc và miền núi.

Tín dụng cho người nghèo đã tăng thêm tự tin cho đồng bào dân tộc, ổn định dân cư, yên tâm sản xuất, xoá bỏ tư tưởng mặc cảm, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo. Nguồn vốn của NHCSXH đã giúp cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số nhiều cơ hội tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ tín dụng, mở rộng khả năng sử dụng nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, tăng thu nhập một cách có hiệu quả. Hoạt động tín dụng đã khuyến khích người dân tộc thiểu số nghèo tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng. Thông qua các cuộc họp của Tổ vay vốn, thông qua các lớp tập huấn, người nghèo có cơ hội để bày tỏ nhu cầu, nguyện vọng của mình, đồng thời góp ý kiến về các hoạt động phát triển chung của cộng đồng, về cơ chế, chính sách ở địa phương mình sinh sống.

Hoạt động tín dụng của NHCSXH giúp cho đồng bào nâng cao ý thức vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước. Khi được vay vốn, người nghèo đã xác định trách nhiệm phải trả vốn vay, phải suy nghĩ, trăn trở lựa chọn sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất. Hoạt động tín dụng của NHCSXH còn góp phần củng cố các hoạt động của các tổ chức đoàn thể

ở cơ sở và nâng cao sự hiểu biết của người dân về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, quản lý kinh tế gia đình, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục nuôi dạy con cái,... thông qua các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt đoàn thể, các hoạt động cộng đồng. Hoạt động tín dụng còn tăng cường vị thế của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Hội phụ nữ là một kênh quan trọng để nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đến với các hộ gia đình nghèo dân tộc thiểu số. Với nguồn vốn vay tín dụng, được cán bộ Hội giúp đỡ, phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số đã chủ động hơn trong việc quản lý kinh tế gia đình, biết tính toán sử dụng đồng vốn có hiệu quả và mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các sinh hoạt tập thể, các hoạt động cộng đồng.

- Bốn là, Hoạt động tín dụng phục vụ người nghèo dân tộc thiểu số trong

những năm vừa qua tuy đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, nhưng hiện nay, tín dụng cho người nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc cũng đang còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tiếp tục tháo gỡ, đó là:

- Mặc dù tỷ lệ các hộ gia đình người dân tộc ít người được tiếp cận với nguồn tín dụng tăng nhẹ. Năm 2006 có khoảng 1/4 số hộ gia đình người Kinh và người Hoa và 1/3 số hộ người dân tộc ít người vay vốn từ khu vực tài chính chính thức (Bảng 2.19). Khu vực tài chính chính thức cũng ngày càng trở nên quan trọng đối với các hộ người dân tộc, hiện đang chiếm đến 58% số khoản vay và 70% tổng dư nợ. Ngân hàng chính sách xã hội trở thành nguồn tín dụng chính cho đồng bào dân tộc, trong khi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN&PTNT) với hạn mức vay lớn hơn là nguồn cho vay chính đối với các hộ người Kinh và Hoa. Gần 1/3 nguồn cho các hộ đồng bào dân tộc vay từ NSCSXH, so với 5% đối với các hộ người Kinh và Hoa.

- Việc tăng cường tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức của đồng bào dân tộc có thể coi là một bằng chứng cho sự thành công của NHCSXH là trực tiếp cho các hộ nghèo vay đặc biệt là dân tộc ít người. Số liệu điều tra hộ gia đình cho thấy điều này đang diễn ra trên thực tế và NSCSXH ngày càng đến được với nhiều hộ gia đình dân tộc ít người hơn, và trở thành nguồn cho vay ngày càng quan trọng hơn đối với nhóm đối tượng này. Nhưng cũng có khả năng là NHCSXH đã lấn át hoạt động cho vay của NHNN&PTNT. Hai ngân hàng này có những sản phẩm tài chính khác nhau, khoản vay của NHNN&PTNT lớn hơn, đôi khi đòi phải có thế chấp, mà người ta cho rằng có ích hơn cho mục đích đầu tư.

TIẾP CẬN TÍN DỤNG THEO DÂN TỘC Tỷ lệ phần trăm số hộ vay vốn từ các nguồn khác nhau Tỷ lệ phần trăm số hộ vay vốn từ các nguồn khác nhau 2006 2004 2006

Nguồn vay Kinh

và Hoa Dân tộc ít người Kinh và Hoa Dân tộc ít người Kinh và Hoa Dân tộc ít người Chính thức NSCSXH NHNN&PTNT Ngân hàng khác 25 7 17 2 36 18 18 0 61 3 42 17 68 16 51 1 70 5 47 18 69 30 38 0 Không chính thức Quỹ hỗ trợ việc làm Tổ chức tín dụng Tổ chức đoàn thể

Người cho vay lãi Bạn bè, người thân Nguồn khác 21 1 2 3 4 12 1 23 1 1 3 5 13 2 39 1 4 1 6 25 2 31 2 3 5 19 3 30 0 4 2 4 19 1 31 1 6 4 5 13 2 Tổng 41 54 100 100 100 100

Nguồn: Theo số liệu Tổng cục Thống kê

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo và giải quyết công bằng xã hội là chủ trương và nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta từ nay đến năm 2015. Năm 2009, có thể coi là năm của các chính sách an sinh xã hội. Chính phủ đã huy động và tập trung các nguồn lực tài chính của Nhà nước để thực hiện hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách thông qua Ngân hàng chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập từ năm 2002 và chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2003 với mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận và nhằm vào đối tượng chính là người nghèo và các đối tượng chính sách. Trải qua hơn 6 năm hoạt động đã có hơn 8,1 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn, giúp hơn 1.400 hộ nghèo vượt qua chuẩn nghèo, số hộ nghèo còn đang vay vốn là hơn 4.000 triệu hộ. Dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tính đến thời điểm 31/12/2008 đạt 27.401 tỷ đồng.

So với năm 2008, năm 2009 chính sách tín dụng đối với người nghèo có một số đổi mới nhất định. Năm 2009 hộ nghèo cụ thể là các hộ nghèo ở 61 huyện nghèo nhất nước sẽ được vay thêm vốn để chăn nuôi, phát triển sản xuất và hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010) sẽ được vay vốn để làm nhà ở. Theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, ngoài các chính sách ưu đãi đã và đang được hưởng các hộ nghèo ở 61 huyện nghèo sẽ được vay vốn ưu đãi một lần tối đa là 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0%, thời hạn 2 năm để mua giống gia súc (trâu, bò) hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập trung hoặc giống thuỷ sản. Đối với các hộ nghèo không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn ưu đãi một lần, với số tiền tối đa là 5 triệu đồng, lãi suất 0%, thời hạn 2 năm. Mục tiêu của chương trình này là nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tối đa thế mạnh của địa phương. Chính sách này được tiến hành song song đồng thời với các chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo do đó nó sẽ có hiệu quả tích cực trong việc giúp các hộ nghèo từng bước thoát nghèo.

Bên cạnh chính sách hỗ trợ người nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP, ngày 12/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 167/2008/QD- TTg về việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo 2006-2010, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững. Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định này phải đủ 3 điều kiện: là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 117 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w