Các quỹ TCC ngoài NSNN được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật do các cơ quan hành chính quyết định mà không cần có sự tham gia của các cơ quan quyền lực.
Về điều kiện hình thành và tồn tại: Sự ra đời và tổn tại của từng quỹ TCC;
Sự hình thành và phát triển các quỹ TCC ngoài NSNN là khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Việc thành lập và vận hành các quỹ này là góp phần cùng NSNN đảm bảo giải quyết vẫn đề công bằng trong tăng trưởng. Cho đến nay quỹ TCC ngoài NSNN tồn tại và phát triển khá mạnh ở Việt Nam.
Các quỹ TCC ngoài NSNN là các quỹ tiền tệ tập trung do nhà nước thành lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn tài chính cho việc xử lý những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và để hỗ trợ thêm cho NSNN trong trường hợp khó khăn về nguồn vốn. Sự hình thành và phát triển các quỹ TCC ngoài NSNN là một sự cần thiết khách quan từ chính yêu cầu của tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô của nhà nước, cụ thể: (i) Để huy động thêm các nguồn tài chính hỗ trợ NSNN thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. (ii) Tạo thêm công cụ phân phối lại
tổng sản phẩm quốc dân nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội trong phát triển; (iii) Trợ giúp nhà nước trong việc khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường và chuyển dần nền kinh tế - xã hội sang hoạt động theo cơ chế thị trường.
So với các quỹ tiền tệ khác, các quỹ TCC ngoài NSNN có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Về chủ thể: Chủ thể của các quỹ này là nhà nước. Nhà nước quyết định việc
thành lập quỹ, huy động nguồn tài chính, sử dụng quỹ và tổ chức bộ máy quản lý quỹ. Nhà nước ở đây được hiểu là các cơ quan công quyền thuộc lĩnh vực hành pháp được nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức và quản lý quỹ.
Về nguồn tài chính: Nguồn tài chính hình thành các quỹ TCC ngoài NSNN
bao gồm: Một phần trích từ NSNN theo quy định của luật NSNN. Nguồn tài chính này đóng vai trò như vốn mồi cho quỹ hoạt động. Tỷ trọng của nó lớn hay
nhỏ tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng quỹ. Một phần huy động từ các nguồn tài chính trong xã hội, chủ yếu là nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế - xã hội và các tầng lớp dân cư.
Về mục tiêu sử dụng: Các quỹ TCC ngoài NSNN được sử dụng nhằm giải
quyết những biến động bất thường không dự báo trước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, không có trong dự toán NSNN nhưng nhà nước phải có trách nhiệm xử lý.
Về cơ chế hoạt động: So với NSNN, cơ chế huy động và sử dụng các quỹ
này tương đối linh hoạt hơn. Phần lớn việc huy động và sử dụng vốn ngoài NSNN tùy thuộc vào sự tồn tại của từng quỹ TCC ngoài NSNN tùy thuộc vào sự tồn tại các tình huống, các sự kiện kinh tế - xã hội. Khi các tình huống, sự kiện đó được giải quyết xong trở lại trạng thái bình thường cũng là lúc từng quỹ đó cũng sẽ không còn lý do tồn tại.
Trong nền kinh tế có rất nhiều quỹ TCC ngoài NSNN khác nhau hỗ trợ NSNN trong việc thực hiện một số chức năng nhiệm vụ nhất định. Vì vậy, nếu dựa trên tiêu thức chức năng nhiệm vụ chính của từng quỹ thì các quỹ TCC ngoài NSNN được phân loại như sau:
- Nhóm các quỹ TCC ngoài NSNN được thiết lập nhằm thực hiện chức năng dự trữ, dự phòng cho những rủi ro bất trắc của nền kinh tế - xã hội. Những rủi ro bất trắc xảy ra là hoàn toàn bất ngờ do đó các khoản chi ra cũng mang tính bất thường, dựa trên các quyết định chi tiêu của các cấp chính quyền. Do vậy, cơ chế tài chính của các quỹ thuộc nhóm này có độ linh hoạt cao. Thuộc nhóm này có các Quỹ dự trữ quốc gia, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại tệ…
- Nhóm các quỹ TCC ngoài NSNN có tính chất hỗ trợ từ phía nhà nước chủ yếu nhằm phục vụ một số mục tiêu an ninh xã hội. Các quỹ thuộc nhóm này có đặc điểm rất quan trọng là hầu hết các khoản chi của quỹ đều không có khả năng thu hồi, hay chính xác hơn đó là các khoản trợ cấp cho các đối tượng được hưởng lợi từ các chương trình, mục tiêu của quỹ như, Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ xóa mù chữ, Quỹ phòng chống ma túy… Cơ chế quản lý tài chính của các quỹ này chủ yếu là đảm bảo thu chi đúng chế độ, chính sách của nhà nước, đúng mục tiêu của quỹ và cân dối giữa nguồn thu và các khoản chi của quỹ.
- Nhóm các quỹ TCC ngoài NSNN có tính chất thu hồi vốn, đầu tư tăng trưởng như Quỹ hỗ trợ phát triển (nay đã chuyển thành Ngân hàng phát triển),
Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ tín dụng đào tạo… Đặc điểm quan trọng của các quỹ thuộc nhóm này là trong các hoạt động của quỹ, hoạt động tín dụng chính sách có thu hồi vốn gốc và một lãi suất ưu đãi chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, trong hoạt động tài chính của các quỹ này, vấn đề huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế là rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của quỹ và nguồn NSNN cấp ban đầu chỉ mang tính chất vốn mồi.
Trong các quỹ đó, có tác động lớn nhất đến mục tiêu giảm nghèo là quỹ BHXH, mà cụ thể là boả hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo.
Chính sách bảo hiểm3 là một trong những chính sách kinh tế, xã hội của một quốc gia với mục đích an sinh xã hội, góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ khi có các sự kiện rủi ro xảy ra trong và ngoài quá trình lao động, những rủi ro đó là: ốm đau, tàn phế, thai sản, tuổi già, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chết, thất nghiệp... Chính sách BH thường đặt mục tiêu cho cả hệ thống BHXH của một quốc gia, nhằm định hướng cho các hoạt động trong lĩnh vực này của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nó được hoạch định trên cơ sở cơ cấu kinh tế - xã hội, các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia và xu hướng vận động khách quan của chúng, chính vì thế mà nó có tính chất khái quát, định hướng chung và nó thường đan xen hoặc chịu ảnh hưởng của các chính sách kinh tế - xã hội và các chính sách xã hội khác với tính pháp lý không chặt chẽ.
Khái niệm về chế độ BHXH: Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá các chính sách
BHXH của một Nhà nước, là sự bố trí, sắp xếp nhất định, phù hợp với các quy luật khách quan của xã hội đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước trong các giai đoạn khác nhau. Đó là hệ thống các quy định cụ thể, chi tiết được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng BHXH, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng chế độ BHXH cụ thể. Chế độ BHXH có thể được biểu hiện dưới các dạng văn bản pháp luật như Luật, Nghị định, Điều lệ... với tính pháp lý khá chặt chẽ để tránh sự hiểu lầm hoặc lạm dụng. Trong thực tế, khi nói về Luật BHXH thì về cơ bản đó là Luật về các chế độ BHXH.
Do tính đa dạng và phức tạp của BHXH và để thống nhất các hoạt động BHXH của các nước, Liên hợp quốc mà cụ thể là Tổ chức Lao động quốc tế 3
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin năm 1998 thì "Chính sách là chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội" ; "Chế độ là những điều quy định cần phải tuân thủ trong việc nào đó".
(ILO) đã có những khuyến cáo, những quy định về các nội dung của BHXH. Khuyến nghị đầu tiên mà Hội nghị ILO thông qua vào năm 1944 đã nêu ra một số nguyên tắc của an sinh xã hội mà chủ yếu là khuyến khích mở rộng các chế độ BHXH bắt buộc, để đảm bảo các phương tiện sinh sống tối thiểu trong những trường hợp rủi ro của những người tham gia BHXH. Cũng trong năm 1944, Tổ chức Lao động quốc tế đã thông qua Khuyến nghị số 69 về chăm sóc y tế trong đó có mở rộng đối tượng chăm sóc y tế không chỉ là người lao động mà đến toàn thể công dân trong cộng đồng.
Chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) và giảm nghèo: TGXH với hai nhóm
chính sách là trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ bảo đảm cuộc sống cho những đối tượng dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
Bảo hiểm y tế, giống như các hình thức bảo hiểm, là một hình thức tập thể của phương tiện mà mọi người chung phòng rủi ro của họ, trong trường hợp này nguy cơ phát sinh chi phí y tế thường được công khai sở hữu hoặc người nào khác được tổ chức trên cơ sở phi lợi nhuận, mặc dù bảo hiểm y tế cũng có thể được quản lý bởi các công ty vì lợi nhuận. BHYT đôi khi được sử dụng rộng rãi hơn để bao gồm bảo hiểm bao gồm khuyết tật hoặc điều dưỡng dài hạn hoặc chăm sóc nuôi con nhu cầu. BHYT có thể được cung cấp thông qua một chính phủ tài trợ bảo hiểm xã hội, chương trình, hoặc từ các công ty bảo hiểm tư nhân. Nó có thể được mua trên cơ sở nhóm (ví dụ, do một công ty để trang trải các nhân viên của mình), hoặc mua một cá nhân. Trong mỗi trường hợp, các nhóm chính phủ hoặc cá nhân nộp lệ phí, phí bảo hiểm, hoặc thuế ... để giúp bảo vệ họ khỏi các khoản chi phí y tế không lường trước; lợi ích tương tự chi trả cho chi phí y tế cũng có thể được cung cấp thông qua các chương trình phúc lợi xã hội được tài trợ bởi chính phủ.