Cơ sở pháp lý trong sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 84 - 87)

mục tiêu giảm nghèo.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và sử dụng các công cụ trong việc thực hiện, triển khai mục tiêu xoá đói

giảm nghèo; bên cạnh đó cùng với công tác tuyên truyền, vận động là sự tham gia của các ngành, cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Các cơ chế chính sách đã đi vào cuộc sống; thông qua các chính sách, chương trình, dự án, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã… đã tiếp cận được với nguồn vốn vay để đầu tư, mở rộng chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người nghèo; giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo và có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống.

Khuôn khổ, hành lang pháp lý trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo ngày càng được hoàn thiện và đi vào cuộc sống và đã đem lại những kết quả khả quan trong lĩnh vực này; các cơ chế, chính sách đã được triển khai đồng bộ, thống nhất qua nhiều ngành, cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể (NHCSXH, NHPTVN, NHNN và PTNT, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân…), việc thiết kế, xây dựng cơ chế chính sách đã theo sát tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm của người nghèo, đói, dân tộc thiểu số từng vùng miền, và phù hợp với trình độ quản lý, hạn chế việc chồng chéo, cụ thể:

- Đối với các chính sách và dự án giảm nghèo toàn diện, bao gồm: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135-II, Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007) và Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo (Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008).

- Đối với các dự án và chính sách theo ngành, lĩnh vực, bao gồm: Hỗ trợ tiếp cận với đất đai, nhà ở và nước sạch (Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/07/2004); chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo (Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008); chính sách hỗ trợ cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Thông tư số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009); chương trình học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh dân tộc (Thông tư số 43/2007/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 02/5/2007); chương trình 5 triệu ha rừng (Quyết định số 661/2008/QĐ-TTg và Nghị quyết số 73/2006/QH11)

- Đối với các dự án quốc gia có tác động và góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cụ thể: Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn (Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006); Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm đến năm 2010 (Quyết định số

101/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007); Chương trình kiên cố hoá trường học và trạm y tế (Quyết định số 20/2008/QĐ-CP ngày 01/12/2008 và Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008) và Chương trình kiên cố hoá kênh mương, đường giao thông nông thôn và cơ sở hạ tầng cho làng nghề và nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2009-2015 (Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg).

- Về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nhóm người nghèo hoặc nhóm dân tộc thiểu số, bao gồm: tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác (Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002); cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007); hướng dẫn hỗ trợ đầu tư phát triển mạng lưới điện nông thôn, vùng miền núi và hải đảo (Thông tư số 79/2008/TT-BTC ngày 28/10/2008); một số chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số, các hộ chính sách xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo và ngư dân (Quyết định số 965/QĐ-TTg ngày 21/7/2008)…

- Về chính sách hỗ trợ theo vùng, miền, bao gồm: chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại các xã vùng biên dọc biên giới Việt Nam – Lào - Campuchia (Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg); chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008-2010 (Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008); chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009).

- Chính sách hỗ trợ theo vùng, miền có nội dung giảm nghèo, cụ thể: hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây nguyên (Nghị quyết số 10/NQ-TW và Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg); hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc (Nghị quyết số 37/NQ-TW và Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg)…

- Chính sách hướng dẫn và nguyên tắc đối với hoạt động giảm nghèo, bao gồm: Chương trình tái định cư- hỗ trợ di dân đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007); Chương trình tái định cư- hỗ trợ di dân đồng bào các xã biên giới Việt Nam-Trung Quốc(Quyết định số 60/2005/QĐ- TTg ngày 24/3/2007); Chính sách di dân thực hiện quy hoạch và bố trí dân cư giai đoạn 2003-2010 (Quyết định số 1990/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003)…

Như vậy, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo đã tương đối đầy đủ và bao quát hết các đối tượng thuộc diện chính sách của chương trình, các vùng, miền; các nhóm dân tộc thiểu số… qua đó đã kịp thời đưa các chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc

sống; kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách xã hội được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ ưu đãi của Nhà nước, nhằm duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, hạn chế tình trạng du canh du cư, từ bỏ các hủ tục sản xuất và canh tác lạc hậu, ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống; qua đó dần nâng cao và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w