Chẩn đoán ung thƣ trực tràng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp (Trang 36)

1.5.1. Lâm sàng

Phát hiện sớm UTTT là yếu tố tiên lƣợng quan trọng nhất giúp cho BN có cơ hội chữa khỏi bệnh. Theo các tác giả Âu Mỹ gần 20% BN UTTT đã ở giai đoạn IV tại thời điểm chẩn đoán vì UTTT giai đoạn sớm thƣờng không

có triệu chứng hoặc biểu hiện rất nghèo nàn. Sàng lọc trong cộng đồng bằng phƣơng pháp tìm máu trong phân đã đƣợc áp dụng với mục đích phát hiện sớm UTTT [31],[144].

Hội chứng lỵ (đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài phân nhày mũi) thƣờng là dấu hiệu cơ năng phổ biến nhất đối với BN UTTT, dấu hiệu đi ngoài phân nhày có máu là lý do chính đƣa BN đến khám, khi khối u tiến triển biểu hiện lâm sàng cũng rõ hơn đi ngoài phân nhiều nhày máu hơn, đau tức vùng hậu môn. Một số BN đến bệnh viện với triệu chứng tắc ruột do khối u chít hẹp hoàn toàn lòng trực tràng.

Triệu chứng toàn thân: thƣờng BN thấy mệt mỏi, cảm giác chán ăn, sút cân. Nếu bệnh ở giai đoạn tiến triển có thể có dấu hiệu da xanh, thiếu máu hay sốt, di căn xa lên hạch thƣợng đòn trái.

- Khám bụng: thƣờng chỉ tìm thấy dấu hiệu khi ung thƣ đã ở giai đoạn tiến triển nhƣ di căn gan, cổ trƣớng ổ bụng hay dấu hiệu tắc ruột khi u chít hẹp hoàn toàn lòng trực tràng.

- Thăm trực tràng là khám lâm sàng quan trọng nhất để đánh giá tình trạng khối u trực tràng thấp. Các tiêu chuẩn cần đƣợc nghi nhận khi thăm trực tràng là: cực dƣới u cách rìa hậu môn bao nhiêu cm, kích thƣớc u so với chu vi lòng trực tràng (chiếm 1/2 chu vi, 2/3 chu vi…), độ di động của u, tính chất u (loét sùi, dễ chảy máu, tổ chức mủn hoại tử), trƣơng lực của cơ thắt hậu môn. UTTT trung bình và cao thƣờng khó sờ thấy khối u. Độ di động của khối u phản ánh tình trạng xâm lấn của khối u ra tổ chức xung quanh, đây là một thông tin quan trọng trong chiến lƣợc điều trị UTTT. Khám trực tràng kết hợp với khám âm đạo ở phụ nữ để đánh giá sự xâm lấn của khối u trực tràng vào thành sau âm đạo [144].

1.5.2. Cận lâm sàng

Các phƣơng tiện cận lâm sàng giúp đóng góp thông tin trong chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn UTTT.

Nội soi đại trực tràng

Nội soi đại trực tràng ống mềm cho phép đánh giá tổn thƣơng toàn bộ từ hậu môn lên tới manh tràng. Nội soi trực tràng ống cứng có thể quan sát tới 25cm từ rìa hậu môn lên. Hình ảnh tổn thƣơng điển hình của UTTT là khối u loét sùi dễ chảy máu khi đụng chạm.

Giá trị của nội soi đại trực tràng là phát hiện khối u, sinh thiết khối u để chẩn đoán xác định mô bệnh học loại ung thƣ [144].

Chẩn đoán hình ảnh

- X quang khung đại tràng có cản quang: vai trò của chụp khung đại tràng có cản quang đã giảm đi nhiều kể từ khi nội soi đại trực tràng ống mềm phát triển vì hình ảnh thể hiện là hình ảnh gián tiếp của khối u: hình khuyết, chít hẹp, hình cắt cụt hoàn toàn hay hình đƣờng rò từ lòng đại trực tràng ra ngoài. Tuy nhiên với những khối u nhỏ hay polyp có thể không hiện hình rõ vì thế chụp đối quang kép làm tăng khả năng chẩn đoán của phƣơng pháp này [31],[144].

- Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ổ bụng, lồng ngực đánh giá các tổn thƣơng tại chỗ nguyên phát u trực tràng và di căn xa ở phổi, phúc mạc, gan… với độ chính xác về khối u từ 50% đến 90%, di căn hạch là 70% đến 80% [31],[144].

- Chụp cộng hƣởng từ (CHT) tiểu khung: kỹ thuật chụp CHT tiểu khung hiện đại ngày nay hiển thị MTTT rất rõ nét. Theo mô tả, nếu khối u nằm phạm vi trên 1mm ở mạc treo, thì diện phẫu thuật có khả năng phức tạp. Bởi vậy CHT là công cụ hỗ trợ đắc lực để xác định những BN nguy cơ cao về diện cắt không an toàn xét trên phƣơng diện ung thƣ học. Lựa chọn những BN này trƣớc phẫu thuật để điều trị hóa xạ trị tân bổ trợ. CHT là phƣơng pháp

chẩn đoán hình ảnh đƣợc lựa chọn đầu tiên trong quyết định điều trị đa mô thức. Có nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị của chụp CHT tiểu khung cao hơn chụp CLVT trong đánh giá giai đoạn xâm lấn khối u (T) và di căn hạch (N) với độ nhạy là 95%, độ đặc hiệu 90%. Theo các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh hiện nay thì CHT là phƣơng tiện tốt nhất để phát hiện tái phát tiểu khung vì với tổ chức mô mềm CHT cung cấp hình ảnh rõ và chi tiết về cấu trúc giải phẫu [87],[98].

Hình 1.9: Ung thư trực tràng giữa T3 trên lát cắt dọc T2W Nguồn: theo Mathias (2010) [98]

-Chụp PET-CT đƣợc coi là một trong những phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh mới nhất hiện nay trong việc đánh giá tổn thƣơng ung thƣ. Tuy nhiên do giá thành chụp cao nên hạn chế chỉ định rộng rãi. Vai trò quan trọng nhất của PET-CT theo quan niệm của các nhà ung thƣ học là phát hiện sớm tái phát sau mổ và di căn xa của ung thƣ. Đây đƣợc xem là chỉ định tốt vì nếu phát hiện sớm tái phát tại chỗ và di căn xa kích thƣớc dƣới 2cm sẽ nâng tỷ lệ mổ cắt lại đƣợc tổn thƣơng UTTT tái phát lên tới 30% [31].

Siêu âm nội soi

Siêu âm chẩn đoán là một kỹ thuật mới đƣợc áp dụng vào những năm 1950 và nhanh chóng phát triển vào những năm 1970 vì nó có khả năng quan sát chi tiết cấu trúc tổ chức mô mềm. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế khi tổ chức siêu âm chứa nhiều khí hay cấu trúc xƣơng, và nguyên lý dẫn truyền âm cần có sóng cao tần nhƣng sóng cao tần lại khó đi qua tổ chức mô xƣơng hay mô chứa khí. Để vƣợt qua hạn chế này SANS ra đời vào đầu những năm 1980, đầu dò siêu âm đƣợc đặt vào lòng ống tiêu hóa: thực quản, dạ dày, trực tràng…hạn chế khoảng cách từ đầu dò siêu âm tới tổ chức cần siêu âm và tránh nhiễu hình ảnh do đi qua tổ chức khí hay xƣơng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy SANS chẩn đoán giai đoạn khối u (T) chính xác đến 80- 95%, di căn hạch đúng đến 70-80%. SANS kết hợp với sinh thiết xuyên thành trực tràng để có chẩn đoán giải phẫu bệnh trong những trƣờng hợp u trực tràng dƣới niêm. Sự phát triển trong tƣơng lai của SANS với hình ảnh 3 chiều có thể trợ giúp cho phƣơng pháp điều trị tiêm hóa chất trực tiếp vào khối u trực tràng [59],[122],[141].

Hình 1.10: Ung thư trực tràng giai đoạn T3 Nguồn: theo Uzma (2010) [141]

Xét nghiệm CEA

Gold và Freedman mô tả CEA (Carcino Embryonic Antigen) lần đầu tiên vào năm 1965 là kháng nguyên ung thƣ biểu mô phôi. Đây là loại kháng nguyên xuất hiện trong các ung thƣ đƣờng tiêu hóa nói chung và UTTT nói riêng. Theo các nghiên cứu về miễn dịch học ung thƣ độ đặc hiệu của CEA rất thấp trong UTTT, một số nghiên cứu cho thấy từ 20% đến 30% các trƣờng hợp UTTT tiến triển mà tỷ lệ CEA trong máu vẫn ở giới hạn bình thƣờng. Hiện nay Hiệp hội ung thƣ đại trực tràng Mỹ thống nhất xét nghiệm CEA có giá trị sau mổ UTTT nhƣ là một chất chỉ điểm khối u (marker) ung thƣ để theo dõi tái phát tại chỗ và di căn xa [123].

1.6. Điều trị ung thƣ trực tràng

Lịch sử phẫu thuật UTTT có từ hơn một thế kỷ nay, trải qua một chặng đƣờng dài nhƣ vậy nên nhiều tiến bộ trong lĩnh vực ung thƣ học đã đƣợc áp dụng vào điều trị UTTT. Ngày nay điều trị UTTT là điều trị đa mô thức: phẫu thuật, tia xạ, hóa chất… trong đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng [31],[42],[72].

1.6.1. Phẫu thuật

1.6.1.1. Nguyên tắc phẫu thuật triệt căn (R0)

- Cắt toàn bộ tổn thƣơng u trực tràng nguyên phát (đảm bảo diện cắt trên u và dƣới u không còn tế bào ung thƣ).

- Khi tổn thƣơng u trực tràng đã xâm lấn và di căn phải cắt khối u trực tràng cùng các tạng bị xâm lấn cũng nhƣ tổn thƣơng di căn.

- Nạo vét hạch bạch huyết vùng UTTT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6.1.2. Chỉ định

Trƣớc một UTTT để đƣa ra một quyết định mổ theo phƣơng pháp nào phẫu thuật viên dựa trên các yếu tố sau:

-Giai đoạn bệnh UTTT: độ xâm lấn của khối u, tình trạng di căn hạch, di căn xa.

-Thể trạng BN.

-Trình độ của phẫu thuật viên.

Phẫu thuật triệt căn

- Khái niệm cắt khối u ung thƣ triệt căn R (Residual Tumor): R0: Cắt triệt để khối u, không còn tế bào ung thƣ về vi thể.

R1: Cắt khối u không triệt để, còn tế bào ung thƣ để lại về vi thể.

R2: Cắt khối u không triệt để, còn tế bào ung thƣ để lại về cả đại thể và vi thể (khối u nguyên phát, hạch vùng, di căn xa ở gan, phổi…).

Chỉ định phẫu thuật triệt căn.

- Đƣợc chỉ định cho những UTTT còn khu trú trong thành trực tràng hay xâm lấn nhƣng vẫn còn khả năng cắt bỏ đƣợc: giai đoạn Dukes A, B, C hoặc giai đoạn I, II, III theo hệ thống TNM (AJCC 2010).

- Thể trạng BN tốt cho phép thực hiện phẫu thuật lớn. Hai khái niệm cơ bản trong phẫu thuật triệt căn UTTT là:

- Cắt toàn bộ MTTT là chỉ định tiêu chuẩn cho UTTT giữa và UTTT thấp. Khái niệm này đƣợc coi là một trong những thay đổi quan trọng trong lịch sử phẫu thuật UTTT vì nó làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ từ 14% đến 30% xuống còn 5%. Đối với UTTT cao diện cắt MTTT dƣới khối u tối thiểu là 5cm [32],[34].

- Nạo vét hạch chậu một cách hệ thống trong UTTT vẫn còn là vấn đề đang tranh luận. Xu hƣớng nghiên cứu của trƣờng phái Nhật Bản luôn đề cao kết quả ung thƣ học sau mổ UTTT có nạo vét hạch chậu so với các tác giả Âu-Mỹ mặc dù tỷ lệ biến chứng trong và sau mổ cao. Theo Hiệp hội phẫu thuật viên đại trực tràng Mỹ chỉ định nạo vét hạch chậu khi có bằng chứng di căn hạch trên các phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh trƣớc mổ hoặc đánh giá di căn hạch trong mổ vì tỷ lệ biến chứng trong và sau mổ do nạo vét hạch chậu cao trong khi kết quả sống thêm, tái phát và di căn sau mổ không cải thiện nhiều [42].

Phẫu thuật cắt ung thƣ trực tràng mở rộng

Khái niệm cắt UTTT “mở rộng” là cắt khối u trực tràng đã xâm lấn sang các tạng lân cận nhƣ bàng quang, tử cung…thành một khối hay có thể cắt khối u nguyên phát và di căn xa trong một thì (di căn gan 1 ổ) với 2 điều kiện:

Thể trạng BN cho phép thực hiện phẫu thuật lớn.

Ung thƣ xâm lấn hay di căn nhƣng còn khả năng cắt bỏ đƣợc.

Phẫu thuật không triệt để

Thể trạng BN yếu, tổn thƣơng ung thƣ đã lan rộng (Duckes D, giai đoạn IV theo AJCC) không còn khả năng cắt hết tổn thƣơng nhƣng vẫn phải phẫu thuật để tránh các biến chứng của khối u nhƣ áp xe, thủng u, vỡ u, tắc ruột.

Cắt u đơn thuần không lấy hết u, không nạo vét hạch theo nguyên tắc, chỉ làm hậu môn nhân tạo đơn thuần trên dòng.

1.6.1.3 Các phẫu thuật mổ mở ung thư trực tràng

Cắt u qua đƣờng hậu môn

Phẫu thuật cắt u trực tràng qua đƣờng hậu môn đƣợc chỉ định cho những ung thƣ giai đoạn sớm T1, T2 ở nhóm BN đƣợc lựa chọn do thể trạng già yếu hay BN từ chối phẫu thuật triệt căn. Các tiêu chuẩn để thực hiện cắt u qua đƣờng hậu môn là:

- Tổn thƣơng u cách rìa hậu môn dƣới 8cm.

- Tổn thƣơng u chiếm dƣới 1/3 chu vi lòng trực tràng. - Tổn thƣơng u dạng polyp, hay chân nhỏ di động. - Kích thƣớc khối u dƣới 3cm.

- Khối u còn khu trú lớp dƣới niêm mạc T1, có thể chỉ định chọn lọc cho T2.

- Bản chất mô bệnh học của tế bào ung thƣ độ ác tính thấp (độ biệt hóa của tế bào ung thƣ vừa hoặc cao).

- Không có dấu hiệu di căn hạch về lâm sàng và trên các phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh.

SANS đƣợc khuyến cáo là phƣơng tiện có giá trị nhất để xác định giai đoạn T1, T2 và N0 trong nhóm BN này. Kỹ thuật cắt phải lấy hết các lớp của thành trực tràng và diện cắt cách chân u tối thiểu là 1cm. Làm sinh thiết tức thì để có thể khẳng định diện cắt không còn tế bào ung thƣ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ƣu điểm của phƣơng pháp cắt u qua đƣờng hậu môn là BN hồi phục nhanh sau mổ, tỷ lệ biến chứng thấp, ít ảnh hƣởng đến cơ thắt hậu môn, tỷ lệ sống sau 5 năm là 80% đến 100%.

Tỷ lệ tái phát theo nghiên cứu của Row.D (2010) sau cắt u qua đƣờng hậu môn từ 0% đến 40%. Khi tái phát sẽ là thảm kịch đối với BN vì lúc này bệnh thƣờng ở giai đoạn tiến triển khả năng cắt tổn thƣơng rất thấp và nếu có thể thì sẽ là một phẫu thuật lớn vì u đã xâm lấn sang các cơ quan lân cận. Bởi vậy 2 lời khuyên cho các phẫu thuật viên ung thƣ trƣớc khi quyết định cắt u qua đƣờng hậu môn là tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn lựa chọn BN và nên chỉ định điều trị bổ trợ sau cắt u với những týp tế bào ung thƣ độ ác tính cao [31],[127].

Phẫu thuật cắt đoạn trực tràng (cắt trƣớc thấp-Low anterior resection)

Thƣờng đƣợc chỉ định cho UTTT giữa và UTTT cao, nguyên tắc ung thƣ là cắt toàn bộ MTTT đƣợc chỉ định cho UTTT giữa và cắt tối thiểu là 5cm bờ mạc treo dƣới u đối với UTTT cao.

Thắt mạch máu mạc treo tràng dƣới tận gốc (thắt cao-high ligation) hay dƣới chỗ chia của động mạch đại tràng trái trên (thắt thấp-low ligation) vẫn

đƣợc các phẫu thuật viên tranh luận vì các nghiên cứu so sánh cho thấy tỷ lệ tái phát và sống thêm không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Giải phóng đại tràng góc lách, đại tràng trái, đại tràng xích ma làm cho miệng nối đại tràng- trực tràng không căng. Miệng nối đại tràng-trực tràng có thể khâu bằng tay hoặc bằng máy nối tròn. Tỷ lệ rò miệng nối càng xuống thấp càng tăng lên từ 3% đến 11% vì mức độ giảm tƣới máu miệng nối. Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ hẹp miệng nối gặp từ 5% đến 20%. Khâu nối bằng tay và khâu một lớp làm giảm nguy cơ hẹp miệng nối [32],[42].

Phẫu thuật cắt trực tràng, nối đại tràng - ống hậu môn

Hai phẫu thuật viên Babcock và Bacon thực hiện kỹ thuật này vào năm 1956 sau đó có những thay đổi cải biên. Phẫu thuật đƣợc chỉ định cho UTTT thấp cách rìa hậu môn 3-6cm, u không xâm lấn cơ thắt hậu môn, kích thƣớc khối u nhỏ dƣới 2cm. Kỹ thuật của phƣơng pháp này là cắt toàn bộ trực tràng, bảo tồn cơ thắt, kéo tuột đại tràng xích ma xuống nối với cơ thắt hậu môn mà các tác giả dùng thuật ngữ “pull through” để mô tả kỹ thuật này.

Phẫu thuật làm giảm chất lƣợng cuộc sống của BN do số lần đi ngoài nhiều hoặc đi ngoài mất tự chủ. Để cải thiện di chứng này các tác giả thƣờng làm tạo hình túi chứa đoạn đại tràng đƣa xuống tạo miệng nối gọi là “J pouch” nhƣ một trực tràng nhân tạo thay thế. Bảo vệ miệng nối đại tràng-ống hậu môn bằng kỹ thuật mở thông hồi tràng trên dòng đƣợc áp dụng một cách thƣờng quy [32],[42].

Cắt cụt trực tràng đƣờng bụng tầng sinh môn (Abdominoperineal resection - APR)

Năm 1908 Sir William Ernetst Miles, phẫu thuật viên ngƣời Anh tại Bệnh viện Gordon Hospital - London tiến hành phẫu thuật cắt cụt trực tràng đƣờng bụng - tầng sinh môn điều trị UTTT thấp đầu tiên trên thế giới. Đây

đƣợc coi là phẫu thuật triệt căn UTTT thấp, một thay đổi quan trọng trong lịch sử phẫu thuật UTTT vì trƣớc đó tỷ lệ tái phát sau mổ UTTT lên tới 80%. Tuy nhiên theo tài liệu tiếng Pháp Edouard Quénue đã thực hiện và báo cáo kỹ thuật này tại Hội nghị Ngoại khoa ở Paris năm 1896 nên có tác giả gọi là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp (Trang 36)