Xạ trị trƣớc mổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp (Trang 85 - 91)

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị xạ trị trƣớc mổ

Nhận xét: Tỷ lệ BN được xạ trị trước mổ là 35,55%.

3.4. Hoá chất sau mổ

Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị hoá chất sau mổ

3.5. Kết quả nạo vét hạch

Bảng 3.15: Số lƣợng hạch trung bình theo vị trí phẫu tích

Xạ trị Không xạ trị Chung n SD n SD n SD Hạnh cạnh u 48 4,7 1,80 87 5,8 3,43 135 5,4 3,05 Hạch MTTT 48 4,7 1,79 87 6,0 2,62 135 5,5 2,44 Hạch gốc mạch trực tràng trên 48 2,7 1,59 87 4,2 2,87 135 3,7 2,59 Tổng số hạch 48 12,1 3,0 87 16 5,6 135 14,6 5,3 Nhận xét:

Tổng số hạch nạo vét được trên 135 BN là 1977 hạch (nhóm xạ trị là 581 hạch, nhóm không xạ trị 1396 hạch).

Số hạch nạo vét trung bình cho cả nhóm là 14,6hạch/BN (5,4 hạch cạnh khối u; 5,5 hạch trong MTTT; 3,7 hạch dọc bó mạch trực tràng trên), trong đó nhóm xạ trị là 12,1hạch/BN, nhóm không có xạ trị 16 hạch/BN.

Số hạch nạo vét được theo vị trí các chặng ở nhóm xạ trị thấp hơn nhóm không xạ trị. Bảng 3.16: Tỷ lệ di căn hạch theo các chặng Di căn hạch Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ % Tỷ lệ có di căn chỉ 1 chặng 19 14,1 Tỷ lệ có di căn 2 chặng 13 9,6 Tỷ lệ có di căn cả 3 chặng 10 7,41 Tỷ lệ có di căn (ít nhất 1 trong 3 chặng) 42 31,11

Nhận xét: Tỷ lệ di căn hạch chung là 31,11%; trong đó 7,4% BN có di căn ở cả ba chặng.

Bảng 3.17: Tỷ lệ di căn hạch (T.N.M)

Giải phẫu bệnh Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ %

Không có hạch di căn (N0) 93 68,89

Từ 1 – 3 hạch di căn (N1) 24 17,78

Từ 4 – 6 hạch di căn (N2a) 3 2,22

Trên 6 hạch di căn (N2b) 15 11,11

Tổng 135 100,0

Nhận xét: Tỷ lệ di căn hạch của nhóm nghiên cứu là 31,11% (42/135 BN); trong đó chủ yếu là di căn từ 1 đến 3 hạch (N1:17,78%).

Bảng 3.18: Tỷ lệ di căn hạch ở nhóm có xạ trị và không xạ trị tiền phẫu

Giải phẫu bệnh Có xạ trị Không xạ trị Chung p n % n % n % Có hạch di căn (N1/N2) 9 18,8 33 37,9 42 31,11 <0,05 Không có hạch di căn (N0) 39 81,3 54 62,1 93 68,89 Tổng 48 100,0 87 100,0 135 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ có di căn hạch ở nhóm có xạ trị trước mổ là 18,8% thấp hơn nhóm không xạ trị (37,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.6. Kết quả điều trị sau phẫu thuật 3.6.1. Kết quả sớm

Bảng 3.19: Số trocar trong phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng

Số trocar Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ %

4 101 74.9

5 34 25,1

Tổng 135 100,0

Nhận xét: 1/4 số BN được đặt 5 trocar khi mổ, trocar thứ 5 dùng khi khâu phúc mạc tiểu khung.

Bảng 3.20: Thời gian mổ trung bình

Thời gian mổ (phút)

Trung bình (phút)

n ± SD Min Max

Thời gian mổ trung bình 135 133,0 20,87 90 200

Nhận xét: BN mổ ngắn nhất là 90 phút, dài nhất là 200 phút, trung bình là 133 phút.

Bảng 3.21: Lƣợng máu mất trong mổ thì nội soi

Lƣợng máu mất

Trong mổ (ml)

Trung bình (ml)

n SD Min Max Lƣợng máu TB 135 13,6 12,21 0 120

Nhận xét: Lượng máu mất trung bình thì nội soi là 13,6 ml/BN.

X

Bảng 3.22: Tai biến trong mổ

Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ %

Chảy máu 0 0,00

Tổn thƣơng tiết niệu 1 0,74

Tổn thƣơng ruột 1 0,74

Không tai biến 133 98,52

Tổng 135 100

Nhận xét: 1,4% tai biến trong mổ (1 trường hợp rách đáy bàng quang, 1 trường hợp thủng ruột non đã được khâu qua nội soi, không phải chuyển mổ mở trường hợp nào).

Bảng 3.23: Thời gian dùng thuốc giảm đau đƣờng tiêm

Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ %

1 ngày 24 17,78

2 ngày 111 82,12

≥ 3 ngày 0 0,00

Tổng 135 100,0

Nhận xét: Không có BN nào phải dùng thuốc giảm đau đường tiêm quá 2 ngày.

Bảng 3.24: Thời gian có nhu động ruột sau mổ

Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ %

1 ngày 4 2,96

2 ngày 120 88,89

≥ 3 ngày 11 8,15

Tổng 135 100,0

Nhận xét: 91,85% BN có nhu động ruột trở lại sau mổ trong vòng 2 ngày. Tính trung bình là 33,14 ± 4,4 giờ.

Bảng 3.25: Biến chứng sau mổ Biến chứng Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ % Biến chứng Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ % Chảy máu 2 1,4 Tắc ruột 1 0,7 Nhiễm trùng vết mổ 0 0 Áp xe tồn dƣ 0 0 Liệt bàng quang 1 0,7 Không có biến chứng 131 97,2 Tổng 135 100

Nhận xét: Tỷ lệ biến chứng sau mổ thấp 2,8%; có 2 BN chảy máu tại tầng sinh môn sau khi rút mèche, khâu cầm máu tại chỗ không phải mổ lại; trường hợp duy nhất phải mổ lại do quai ruột non kẹt xuống khe hở phúc mạch tiểu khung gây tắc ruột.

Bảng 3.26: Thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật

Trung bình (ngày)

n SD Min Max

Thời gian nằm viện 135 7,38 1,82 6 19

Nhận xét: Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 7,38 ngày; trường hợp nằm viện dài nhất 19 ngày là BN mổ lại do tắc ruột.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)