- Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa là các xét nghiệm thƣờng quy để đánh giá BN trƣớc mổ. Vai trò của xét nghiệm huyết học hƣớng tới chuẩn bị trƣớc mổ xem có cần truyền máu hay không. Đánh giá chức năng gan thận qua xét nghiệm sinh hóa bình thƣờng là các điều kiện cần để chỉ định PTNS (Bảng 3.5). 135 BN trong nghiên cứu không có trƣờng hợp nào phải truyền máu trƣớc mổ, giá trị Hb trung bình là 12,43g/l (SD 2,63) (Bảng 3.4). Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả nƣớc ngoài vì nếu BN có những rối loạn bất thƣờng về xét nghiệm máu và sinh hóa sẽ không chỉ định PTNS [43].
- Chất chỉ điểm khối u CEA (Carcino Embryo Antigen) đƣợc Feedman và Gold gọi là kháng nguyên ung thƣ biểu mô phôi thai hay còn gọi là chất chỉ điểm khối u. Ngày nay vai trò miễn dịch học của CEA trong UTĐTT cũng đƣợc nghiên cứu nhiều hơn [123]. Kết quả nghiên cứu trên số lƣợng lớn BN ung thƣ tại đại học Oxford năm 2002 và tại Bệnh viện Mayo Clinic 2010 cho
thấy định lƣợng CEA tăng trên 60% BN mắc UTĐTT, đặc biệt tăng cao 80% đến 100% ở giai đoạn tiến triển, nhất là khi có di căn xa ở gan, phổi… Các tác giả cũng khuyến cáo một số bệnh có chỉ số CEA cũng tăng là ung thƣ phế quản, ung thƣ vú, hay các bệnh lành tính nhƣ viêm tụy, viêm ruột [31],[123]... Nghiên cứu trên 135 BN, tỷ lệ CEA tăng ≥ 5 ng/ml là 30,4% số BN nhƣng chỉ có 4 BN (2,9%) có chỉ số CEA > 50ng/ml (Bảng 3.6). So sánh với thống kê của các tác giả trong nƣớc nhƣ Võ Tấn Long (Bệnh viện Chợ Rẫy) có 36% số BN tăng CEA, Phạm Quốc Đạt (Bệnh viện K) có 68,8% số BN tăng CEA. Tuy nhiên tới thời điểm hiện nay kết luận của các nghiên cứu đều thống nhất là xét nghiệm CAE không đủ độ nhạy và độ đặc hiệu để ứng dụng trong sàng lọc UTĐTT mà ý nghĩa nhất trong tiên lƣợng theo dõi đánh giá tái phát tại chỗ và di căn xa sau phẫu thuật UTĐT [31],[123].