Điều trị bổ trợ ung thƣ trực tràng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp (Trang 49 - 50)

Điều trị hóa chất

Lịch sử điều trị bệnh ung thƣ bằng hóa chất bắt đầu từ những năm 1860 Asenitkali đƣợc sử dụng vào điều trị bệnh bạch cầu và thu đƣợc kết quả khiêm tốn. Những năm 1940 những thành tựu trong lĩnh vực dƣợc khoa đã cho ra đời nhiều thuốc mới, điều trị hóa chất đã trở thành một vũ khí quan trọng trong điều trị ung thƣ, đặc biệt là chế phẩm 5-FU (5-Fluorouracil) đƣợc đƣa vào sử dụng năm 1958. Trải qua hơn 70 năm điều trị hóa chất trong ung thƣ nói chung và UTTT nói riêng đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Theo hiệp hội ung thƣ quốc gia Hoa Kỳ chỉ định điều trị hóa chất sau mổ cho những nhóm UTTT có nguy cơ tái phát cao: giai đoạn khối u từ T3 trở lên hay đã có di căn hạch hoặc bản chất giải phẫu bệnh tế bào ung thƣ biệt hóa kém, có xâm lấn mạch và thần kinh, diện cắt chu vi dƣơng tính... [32],[93].

Trong một thập kỷ trở lại đây một thành tựu quan trọng trong điều trị hóa chất ung thƣ đƣợc nghiên cứu và áp dụng là điều trị đích bằng các kháng thể đơn dòng “Targeted Therapies”. Nền tảng lý thuyết trong điều trị đích là các yếu tố phát triển biển mô (growth factors) và các thụ thể của chúng (receptors). Ngăn cản đƣợc các yếu tố này nghĩa là ức chế đƣợc sự nhân lên của tế bào ung thƣ.

Các thuốc kháng thể đơn dòng đƣợc Hiệp hội thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FAD) chứng nhận sử dụng hiện nay là: Cetuximab, Bevacizumab, Gefitinib, Eriotinib... [31].

Điều trị tia xạ

Đối với UTTT trƣớc thập kỷ 1980, phẫu thuật là phƣơng pháp duy nhất điều trị UTTT do đó tỷ lệ tái phát tại chỗ rất cao từ 30% đến 50%. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng những năm 1980-1990 khẳng định vai trò của xạ trị

giúp giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ và sống thêm không bệnh, từ những thành công này điều trị đa mô thức trở thành điều trị chuẩn trong UTTT giai đoạn II-III. Một thử nghiện lâm sàng lớn trên 1000 BN tại Hà Lan cho thấy xạ trị tiền phẫu kết hợp với cắt toàn bộ MTTT có tỷ lệ tái phát thấp hơn hẳn so với cắt toàn bộ MTTT đơn thuần 20%. Mới đây một nghiên cứu so sánh đối chứng tiền cứu ở Đức thông báo kết quả nhóm bệnh nhân UTTT hóa xạ trị tiền phẫu giảm tỷ lệ tại phát tại chỗ xuống còn dƣới 4%, tăng tỷ lệ bảo tồn cơ thắt, giảm độc tính cấp và mãn do xạ trị. Các nghiên cứu của Châu Âu và Bắc Mỹ cũng cho thấy kết quả xạ trị tiền phẫu kết hợp hóa chất và phẫu thuật làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ xuống còn dƣới 10% [31],[93],[97].

Xạ trị trong mổ đƣợc gợi ý áp dụng cho những khối u trực tràng lớn, cố định không có khả năng cắt bỏ. Chiếu xạ trực tiếp vào khối u liều cao có thể làm giảm thể tích khối u. Tuy nhiên xạ trị trong mổ đỏi hỏi bác sỹ xạ trị phải có kỹ năng và kiến thức UTTT chuyên sâu, trang thiết bị đắt tiền vì thế hiện nay không đƣợc ứng dụng rộng rãi [31].

Xạ trị hậu phẫu cũng có những nhƣợc điểm làm tăng biến chứng lên ruột non vùng tiểu khung gây dính ruột, hạn chế tác dụng của tia do vùng chiếu sau mổ sẹo xơ giảm tƣới máu gây thiếu ô xy mô vì vậy xạ trị tiền phẫu vẫn đƣợc cho là ƣu thế hơn so với xạ trị hậu phẫu [31],[35].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp (Trang 49 - 50)