IV. XU THẾ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1. Xu hướng đô thị hóa và phát triển đô thị trên thế giớ
Sự tăng trưởng ngành công nghiệp và dịch vụ là động lực đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, những ngành này phát triể gắn kết chặt chẽ với các đô thị hoặc các điểm đô thị, đồng thời làm cơ sở để tăng nhanh lực lượng lao động phi nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất. Xu hướng đô thị hóa phát triển nhanh và diễn ra ở châu Âu vào những năm cuối của thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20. Ở nữa cuối thế kỷ 20 xu hướng đô thị hóa được mở rộng ở nhiều châu lục và đan xen ở các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Cho tới nay, các nước tư bản phát triển có tới 70% dân số sống ở đô thị (Hoa Kỳ:76%, Anh: 89%, Pháp: 73%, Nhật: 78%, Đức: 86%, Canada: 78%, Italia: 70%). Các nước thuộc khối ASEAN trong một vài thập kỷ trở lại đây có quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và còn tiếp tục có xu hướng phát triển nhanh hơn.
Xu hướng phát triển đô thị:
Quá trình tăng nhanh dân số đô thị đã tác động mạnh mẽ quá trình phát triển của hệ thống đô thị. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai xu hướng phát triển đô thị:
- Xu hướng phát triển tập trung cao độ vào một số cực phát triển
- Xu hướng phát triển hệ thống đô thị vệ tinh, làm đối trọng với các cực phát triển. Xu hướng tập trung là xu hướng diễn ra ở nhiều nước đang phát triển, theo xu hướng này thì quá trình phát triển được tập trung vào một vài cực phát triển, các cực phát triển này có những ưu thế về tài nguyên phát triển và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi. Vì thế, đã có những lợi thế để thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển. Đó là những hạt nhân của nền kinh tế cả nước hoặc vùng kinh tế. Xu hướng tập trung thường được phát triển ở nhiều nước châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc,… Các nước này chấp nhận trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa thì các đô thị lớn được phát
triển cả về quy mô dân số và quy mô diện tích, mặc dù Nhà Nước có các chính sách hạn chế sự tập trung quá cao và quá nhanh.
Tại Thái Lan, Thành phố Bangkok dân số trên 6 triệu dân nhưng Thành phố lơn thứ hai là ChieengMai ở phía Bắc dân sô chỉ khoảng 300.000 người. Tại Indonesia, hơn 60% vốn đầu tư của nước ngoài và trong nước đều tập trung vào Thành phố Jakarta trong giai đoạn trước năm 1980. Theo xu hướng này, trong thời gian đầu, đầu tư vào các đô thị đó sẽ có hiệu quả cao nhờ tận dụng được kết cấu hạ tầng sẵn có khi quy mô dân số chưa quá cao, môi trường chưa bị ô nhiễm và tài nguyên bị suy kiệt. Tuy nhiên quá trình tập trung đó vẫn tiếp diễn sẽ dẫn đến những hậu quả xấu: kết cấu hạ tầng bị quá tải, về mặt xã hội sẽ tạo những bất bình đẳng về thu nhập và công ăn việc làm giữa các đô thị cực lớn và các vùng khác. Những mặt trái của quá trình tập trung cao độ vào một số đô thị lớn đang hiện rõ nét như ở Bangkok, Meehico.
Theo báo cáo hàng năm của ADB (năm 1997), trên thế giới có 14 Thành phố trên 10 triệu dân hay còn gọi là “những Thành phố khổng lồ”, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có 7 Thành phố: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Seoul, Tokyo, Osaka, Jakarta. Theo một số dự báo của Liên Hợp Quốc, đến năm 2015 cả thế giới có khoảng 28 Thành phố trên 10 triệu dân. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngoài các Thành phố kể trên, trong danh sách các Thành phố khổng lồ có thêm các Thành phố như: Manila, Bangkok.
Các đô thị lớn trải rộng trên một diện tích khá lớn, tạo nên những vùng đô thị mở rộng (EMR). Sự lan tỏa và liên kết của các đô thị hình thành nên những chùm đô thị, những chuỗi đô thị nối liền nhau và tạo nên những đô thị khổng lồ, siêu đô thị.
Jakarta, Manila, Seoul EMRs có diện tích trên 600 km2
Bangkok EMR trên 1000 km2
Thượng Hải EMR trên 6000 km2
Tokyo EMR trên 13000 km2
Bắc Kinh EMR trên 16000 km2
(nguồn trung tâm phát triển vùng của Liên Hợp Quốc, 1996)
Sự phát triển của các đô thị, đặc biệt là các ngành tạo thị (công nghiệp và dịch vụ) đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới (WB), 80%
thành tựu tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển diễn ra tại các Thành phố và các vùng đô thị lớn.
Nghiên cứu sự phát triển đô thị, nhận thấy rằng các Thành phố lớn ở châu Âu có ưu thế về dân số chỉ kéo dài trong hơn một thế kỷ (thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20) và đến giữa thế kỷ 20 đã xuất hiện những đô thị lớn nhất ở Bắc Mỹ. Trong những năm gần đây và dự báo đến năm 2015 trong số 10 Thành phố có dân số đông nhất thế giới thì có 8 Thành phố nằm ở các nước đang phát triển như Mehico (Mehico), Dhaka (Bang-la-det), Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc), Karachi (Pakistan), Sao Paulo (Braxin), Jakarta (Indonesia), Bombay (Ấn Độ). Những Thành phố đông dân nhất hiện nay không phải ở các nước giàu có mà thuộc thế giới thứ ba. Chính ở các nước đang phát triển tăng trưởng dân số ở các đô thị lớn lại diễn ra với tốc độ hết sức nhanh chóng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là: bên cạnh việc phát triển dân số tự nhiên, còn có sự di dân từ các vùng nông thôn ra thành thị. Trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đây ở các Thành phố lớn của các nước phát triển, có đủ khả năng để tiếp nhận làn sóng người di cư từ nông thôn ra thành thị. Trong điều kiện đó, số dân này hòa nhập dần dần và trở thành dân cư đô thị.
Theo dự báo của các nhà đô thị học thuộc trung tâm phá trung tâm phát triển vùng của Liên Hợp Quốc cho thấy ,trong khoảng 20 – 30 năm tới, xu hướng phát triển các đô thị lớn vẫn tiếp tục gia tăng. Ngoài một số nước kiểm soát được quá trình đô thị hóa, còn lại phần lớn các quốc gia rơi vào tình trạng bị động. Đô thị hóa nhanh một cách tự phát hoặc do mong muốn mở mang đô thị nhưng chưa đủ điều kiện dảm bảo kết cấu hạ tầng. Việc đổ xô ra thành thị sinh sống, tạo nên tình trạng: “đô thị hóa ép buộc” ở một số nước chậm phát triển không những không mở một tương lai tốt đẹp, mà còn là một nguy hại lớn.
Xu hướng phát triển thứ hai, xây dựng hệ thống đô thị vệ tinh sẽ làm giảm sức ép lên Thành phố trung tâm, khai thác được tiềm năng của các đô thị nhỏ khác trong vùng mà vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đầu tư có hiệu quả. Để tạo cơ hội cho xu hướng phát triển của các loại hình phát triển các đô thị vệ tinh, chính phủ các nước đã tăng cường phát triển mạng lưới đường cao tốc liên kết các Thành phố vệ tinh với nhau và giữa Thành phố trung tâm với các Thành phố vệ tinh. Song song với việc tạo lập các đô thị vệ tinh , các nước đã có các chính sách phát triển các đô thị trung tâm vùng nhằm giảm bớt sự tập trung quá lớn vào một vài đô thị, một trong số các chính sách có hiệu quả là chính sách phân bố
các ngành công nghiệp đối với các đô thị vùng, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.