Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 116 - 117)

VI. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 1 Nhiệm vụ

2.6 Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn lực con người có chất lượng cao vừa là điều kiện tiền đề, vừa là mục tiêu phát triển của thành phố. Trong bước đi đến năm 2010 cần tập trung vào các vấn đề sau:

Tiếp tục thực hiện tốt chương trình dân số kế haọch háo gia đình nhằm giảm tỷ lệ sinh, nâng cao chất lượng dân số, phân bố dân cư hợp lý giữa nội thành và ngoại thành. Nâng cao thể lực của nhân dân, phòng chống suy dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em.

Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng lao động và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động, tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 50% vào năm 2010 (riêng các phường

nội thành phải đạt 80%); tăng tỷ lệ đi học của dân số trong độ tuổi lao động thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn. Đảm bảo mọi thanh niên đều được đào tạo nghề trước khi tham gia vào thị trường lao động xã hội.

Tăng tỷ lệ và nâng cao chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh đào tạo và có các chính sách đãi ngộ để thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của thành phố. Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước. Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh ở đô thị.

Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp; có chính sách đào tạo nghề cho lao động ven đô, chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4%.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w