V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2010 1 Quan điểm và mục tiêu phát triển
b) Hệ thống trung tâm công cộng
− Tổ chức các khu vực trung tâm công cộng theo các đô thị mở rộng, các khu trung tâm đô thị mới…
− Hệ thống trung tâm và các công trình công cộng Thành phố đựoc xây dựng thưo hướng đa trung tâm và được tổ chức thành 3 cấp: cấp hàng ngày, cấp định kỳ và cấp không thường xuyên.
o Trung tâm cấp I (phục vụ các nhu cầu không thường xuyên).
Trung tâm dịch vụ công cộng cấp I của Thành phố (bao gồm các công trình thương mại, dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao, công viên cây xanh) bố trí tại phường 1,2,7,9. o Trung tâm cấp II (phục vụ các nhu cầu định kỳ).
Dưới trung tâm cấp I, Thành phố sẽ hình thành các cụm trung tâm cấp II ở các khu vực sau:
* Trung tâm khu vực phía Nam: phường 5 và một phần phường 6, phường 8. * Trung tâm khu vực phía Đông: phường 6.
* Trung tâm khu vực phía Tây: phường 1
Tại đây sẽ xây dựng các công trình dịch vụ, phúc lợi công cộng phục vụ các nhu cầu định kỳ của người dân.
o Trung tâm cấp III (phục vụ các nhu cầu hàng ngày)
Bố trí gắn với trung tâm các phường, xã, các đơn vị ở. Tại đây chủ yếu xây dựng các công trình phục vụ hằng ngày, các công trình phúc lợi công cộng (trường tiểu học, nhà trẻ, chợ,…)
2.2.2.4Các trung tâm chuyên ngành
Hệ thống các trung tâm chuyên ngành của Thành phố bao gồm: − Trung tâm thương mại:
o Đã cải tạo và xây dựng mới khu trung tâm thương mại bao gồm siêu thị và khách sạn, khu phố thương nghiệp tại phường 7. Mặc khác đã và đang tiến hành cải tạo, sửa chữa và nâng cấp khu vực chợ cũ ven kênh Phụng Hiệp, đoạn trong Thành phố thuộc phường 2, đặc biệt là các chợ nổi trên sông tại phường 1, phường 7.
o Xây dựng mới các trung tâm thương mại tại Khu đô thị Đông Bắc (kết hợp với khu hội chợ Triển lãm), quy mô 6 ha, Trung tâm thương mại tại phường 1 (Khu bến xếp dỡ hàng hóa), quy mô 5 ha.
o Phát triển các hệ thống chợ, siêu thị, các cửa hàng kinh doanh chuyên ngành tại các Khu đô thị mới.
o Di dời, giải tỏa các chợ tự phát, vi phạm hành lang an toàn giao thông, gây mất trật tự, mỹ quan đô thị
− Trung tâm thể dục thể thao : hiện tại của Tỉnh nằm cuối trục đường trung tâm Phan Ngọc Hiển, trong đó bao gồm sân bóng đá và một số sân thể thao khác, sẽ chuyển thành trung tâm thể dục thể thao của Thành phố. Trung tâm thể dục thể thao mới của Tỉnh sẽ được bố trí tại khu vực phía Bắc sân bay hiện hữu, gắn với khu Đô thị mới cửa ngõ Đông Bắc.
− Y tế: Trung tâm hiện hữu sẽ giữ làm trung tâm y tế Thành phố. Dự kiến bố trí Bệnh viện đa khoa mới của Tỉnh sang phía Nam kênh Cà Mau - Bạc Liêu, thuộc phường 7.
Tổ chức thêm hệ thống các phòng khám đa khoa, Trung tâm y tế khu vực tại các Khu đô thị mới, đáp ứng một cách thuận tiện cho nhu cầu khám chửa bệnh cho người dân. − Trung tâm giáo dục đào tạo:
o Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới hệ thống các trường học bậc phổ thông theo như quy định của ngành giáo dục đào tạo.
o Ngoài hệ thống các trường Cao đẳng, đào tạo nghề hiện có, tiếp tục đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng cộng đồng tại xã An Xuyên.
− Trung tâm văn hóa: dự kiến bố trí tại 2 khu vực
o Khu vực công viên phía sau UBND Tỉnh, Tỉnh ủy dự kiến.
o Khu vực Trung tâm đô thị cửa ngõ Đông Bắc (đã có quy hoạch chi tiết).
o Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi: xây dựng tại phía Bắc thành phố gần trung tâm văn hóa và thể dục thể thao hiện nay thuộc phường 1
− Trung tâm du lịch:
o Xây dựng và phát triển ngành du lịch thành phố hòa nhập vào hệ thống du lịch và trở thành trung tâm điều hành, phân phối mạng du lịch trong toàn Tỉnh. Xây dựng thành phố thành điể, du lịch hấp dẫn, nhất là khu vực xã Tân Thành và xã An Xuyên, hai bên tuyển Tỉnh lộ đi Phụng Hiệp
o Phát triển mạnh về du lịch sinh thái và hỗ trợ du lịch biển đảo trên cơ sở khôi phục, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái ngập mặn.
o Cùng với ngành du lịch của Tỉnh đầu tư xây dựng các Khu du lịch Đất Mũi, bãi Khai Long, Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc.
2.2.3 Định hướng quy hoạch khu vực nông thôn ngoại thành (ngoại thị)2.2.3.1Quy hoạch mạng lưới dân cư nông thôn 2.2.3.1Quy hoạch mạng lưới dân cư nông thôn
Các điểm dân cư nông thôn ngoại thành (ngoại thị) hiện nay và mở rộng sẽ được quy hoạch lại, gắn với xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng với các vùng chuyên canh nông, lâm, ngư kết hợp với việc hình thành vùng sinh thái và vành đai xanh bảo vệ Thành phố.
2.2.3.2Phát triển hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật
Tập trung triển khai các chương trình đầu tư xây dựng sau:
− Xây dựng hệ thống công trình phúc lợi công cộng, tổ chức dạy nghề khuyến nông, chuyển giao và dịch vụ công nghệ, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu lao động, đô thị hóa nông thôn).
− Kết hợp chặt chẽ hài hòa quá trình đô thị hóa với sử dụng khai thác hợp lý và có hiệu quả đất nông nghiệp.
− Phát triển kết cấu hạ tầng các xã ngoại thành như mạng lưới đường giao thông, cấp nước, cấp điện,… và gắn với xây dựng các vùng chuyên canh nông lâm nghiệp, vành đai xanh bảo vệ Thành phố, kết hợp phát triển du lịch.
2.2.3.3Phát triển thảm cỏ cây xanh, mặt nước
Gắn với cảnh quan môi trường, trồng cây xanh trên các trục đường, công viên, cây xanh cách ly, phòng hộ. Nạo vét, giải phóng hành lang các sông, kênh thoát nước xung quanh Thành phố. Dành diện tích thỏa đáng ở vùng ven để trồng rừng hình thành công viên rừng kết hợp rừng phòng hộ.
2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật2.3.1 Giao thông 2.3.1 Giao thông
2.3.1.1Giao thông đối ngoại a. Đường bộ
− Đầu tư phát triển hệ thống giao thông tương xứng với vị trí, vai trò của một đô thị loại II, trung tâm Bán Đảo Cà Mau, thành phố cực Nam của Tổ quốc.
− Nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông đối ngoại chính trên cơ sở các tuyến đường hiện hữu.
− Các tuyến QL1A, QL63, Quản Lộ - Phụng Hiệp là các tuyến giao thông đối ngoại chính của thành phố Cà Mau, nối Cà Mau với các tỉnh như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh,.. Các tuyến đường này sẽ được nâng cấp, mở rộng lộ giới đến 41m (bao gồm: mặt đường, dải phân cách, vĩa hè)
− Xây dựng các tuyến đường vành đai kết nối các tuyến đường giao thông đối ngoại, nhằm hạn chế tối đa phương tiện đi xuyên qua trung tâm thành phố.
− Các tuyến đường tránh nội ô Thành phố Cà Mau như: tuyến QL1A tránh nội ô Thành phố Cà Mau, tuyến QL63 tránh nội ô Thành phố Cà Mau và tuyến đường vành đai 2 nối QL63 với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp cũng sẽ được đầu tư xây dựng mới với lộ giới rộng 40m.
− Cải tạo bến xe hiện hữu, xây dựng các bến xe mới tại các cửa ngõ chính của Thành phố (trên các tuyến đường giao thông đối ngoại như QL1A, QL63, đường Quản Lộ - Phụng Hiệp).
Bến xe khách liên tỉnh: dự kiến sẽ bố trí 3 bến xe liên tỉnh:
o Cải tạo bến xe hiện hữu nằm trên QL1A (gần cổng sân bay Cà Mau) với quy mô 1h, phục vụ hành khách đi các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng.
o Xây dựng mới bến xe khách nằm trên đường Quản Lộ - Phụng Hiệp (cửa ngõ Đông Bắc Thành phố) với quy mô 2ha, phục vụ hành khách đi Cần Thơ, TPHCM, các tỉnh Miền Đông Nam Bộ.
o Xây dựng mới bến xe khách nằm trên đương QL63 (cửa ngõ phía Bắc Thành phố) với quy mô 1ha, phục vụ hành khách đi Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp.
Bến xe khách nội tỉnh: nhằm phục vụ hành khách đi lại trong tỉnh, dự kiến bố trí 2 bến xe nội tỉnh:
o Bến xe khách nằm trên đường Nguyễn Tất Thành (cửa ngõ phía Nam) có quy mô 1ha.
o Bến xe kết hợp bến tàu nằm trên sông Tắc Thủ có quy mô 1 ha.