Đường hàng không

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 97 - 102)

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2010 1 Quan điểm và mục tiêu phát triển

c. Đường hàng không

− Theo quy hoạch tổng thể Cảng hàng không Cà Mau đã được BGTVT phê duyệt, sân bay Cà Mau có chức năng là Cảng hàng không nội địa, cấp sân bay 4C. Trong giai đoạn đến năm 2015, cải tạo mở rộng sân bay Cà Mau, kéo dài đường băng hiện hữu (1050m x 30m) đạt kích thước 1900m x 30m.

− Trong tương lai, sân bay Cà Mau cần thiết phải mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách ngày càng tăng của Bán đảo Cà Mau. Tuy nhiên, tại vị trí sân bay hiện tại do hạn chế về quỹ đất, đường bay cắt ngang trung tâm thành phố, nên việc kéo dài đường băng, mở rộng quy mô sân bay gặp nhiều hạn chế, không đáp ứng được các tiêu chuẩn về quy hoạch sân bay: ảnh hưởng tới việc xây dựng, gây rủi ro cao, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn cho trung tâm thành phố. Do vậy, trong giai đoạn 2015 -2025, dự kiến xây dựng sân bay mới thay thế sân bay hiện hữu với kích thước 2400m x 45m, kết cấu BTN, đảm bảo khai thác loại máy bay A321 hoặc tương đương. Sân bay mới dự kiến được đặt cách trung tâm thành phố khoảng 10km,đường băng chạy theo hướng Đông - Tây (song song với đường băng sân bay hiện hữu) nằm giữa QL63 và đường Quản Lộ - Phụng Hiệp. Khi đó sân bay hiện tại có thể chuyển thành khu chức năng khác của Thành phố Cà Mau.

− Mở các tuyến đường vành đai phù hợp điều kiện địa phương và tiêu chuẩn quy phạm, mở mới các đường phố chính thành phố, đường phố chính khu vực

− Đường chính thành phố: có vai trò là các trục giao thông chính kết nối các tuyến giao thông đối ngoại và các khu chức năng chính của thành phố. Các tuyến đường này có lộ giới khoảng 40m.

− Đường chính khu vực: đóng vai trò là các trục đường giao thông chính trong từng khu chức năng của thành phố. Các tuyến đường này có lộ giới khoảng 30m.

− Trên cơ sở hệ thống đường đối ngoại và các tuyến đường vành đai, hệ thống đường giao thông chính của thành phố được thiết kế theo dạng hướng tâm: các tuyến giao thông đối ngoại nối trung tâm thành phố hiện hữu với các huyện trong tỉnh và trung tâm các tỉnh lân cận. Mạng lưới đường giao thông trong nội ô có vai trò kết nối các khu chức năng chính của đô thị, được thiết kế hướng tâm hoặc song song với các tuyến đường vành đai, đảm bảo giao thông thông suốt trong toàn thành phố

− Xác định lại lộ giới một số tuyến đường hiện hữu.

− Tổ chức hệ thống giao thông công cộng như bến bãi đậu xe tư nhân, đỗ xecông cộng ở các khu vực và trung tâm thành phố.

− Xem xét lại sơ đồ các nút giao thông phức tạp và quan trọng của thành phố. − Chỉ tiêu mật độ đường chính: 2,5 - 3 km/km2.

− Chỉ tiêu mật độ tuyến giao thông công cộng: 1,5 so với mật độ đường chính. − Chỉ tiêu đất giao thông chính: 21m2/người.

2.3.2 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

2.3.2.1Quy hoạch chiều cao đất xây dựng (san nền)

− Cao độ xây dựng chọn Hxd>=1,50m.

− Đối với khu vực đã xây dựng: từng bước hoàn thiện mặt phủ (cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, đường, vĩa hè, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật), nâng dần cao độ nền đến Hxd>=1,50m.

− Đối với khu vực xây dựng mới: khống chế cao độ xây dựng Hxd>=1,50m, đắp nền toàn bộ đến cao độ khống chế chung của thành phố. Thành phố Cà Mau là đặc trưng của vùng sông nước, để hạn chế khối lượng đất đắp thì giải pháp đào mới và mở rộng

hồ điều hòa tại các khu vực đất trũng, thấp lấy đất đắp nền vừa thuận lợi cho việc thoát nước mưa và tạo thành những hồ cảnh quan.

2.3.2.2Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa

− Chỉ tiêu từ 120 - 140m cống/ha.

− Xây dựng hồ điều hòa: hệ thống thoát nước mưa cần có hồ điều hòa tại mỗi lưu vực thoát nước làm công trình chứa nước khi thoát ra sông. Vị trí các hồ phải phù hợp với quy hoạch chung của thành phố.

− Cải tạo, xây dựng mới các kênh thoát nước chính: hiện trạng hệ thống kênh trong thành phố bị xuống cấp do bùn lắng đọng và rác, cùng với công trình lấn chiếm đã làm giảm năng lực dòng chảy và gây ô nhiếm môi trường.

− Dự kiến các kênh nhỏ bị lấn chiếm, nằm trong khu vực đô thị hóa cao sẽ được thay thế bằng cống hộp. Thành phố đã có dự án cải tạo các tuyến kênh rạch và xây dựng, cải tạo nhà ở ven kênh cùng với quá trình nâng cấp đô thị. Các hạng mục cải tạo nâng cấo đô thị khu vực ven sông bao gồm việc kè bờ sông, kênh, cải tạo về quy hoạch và tổ chức cảnh quan đô thị.

− Xây dựng mới cống ngăn triều, cống điều tiết: hệ thống thoát nước mưa được thu gom vào điều hòa tại các hồ trước khu thoát ra sông nhằm chủ động tiêu thoát nước, cần xây dựng các cống ngăn triều, cống điều tiết tại các vị trí kênh dẫn dòng ra khỏi hồ và xả vào sông.

− Cải tạo xây dựng mới cống thoát nước: xây dựng mới đồng bộ hệ thống thoát nước mưa tại các khu vực xây dựng mới, các cống được thiết kế cống bê tông cốt thép (BTCT), đặt trên vĩa hè. Đối với hệ thống thoát nước hiện hữu, việc cải tạo cần tiến hành các hạng mục các hố gas, giến thu trên tuyến cho phù hợp với hệ thống thoát nước chung.

2.3.3 Cấp nước

− Xây dựng hoàn chỉnh các dự án nhà máy nước đạt công suất 45.000m3/ngày đêm. − Đảm bảo nhu cầu nước sạch cho dân cư đô thị tiêu chuẩn 120 lít/người/ngày đêm (nội

thị), 95% dân số đô thị được cung cấp nước sạch.

− Cải tạo hệ thống cấp nước nội thành hiện tại, hạn chế tỷ lệ thất thoát từ 35% xuống còn 25% vào năm 2015.

− Điều chỉnh bổ sung mạng lưới đường ống cấp nước phù hợp với quy mô dân số và việc phát triển các khu đô thị mới, các khu (cụm) công nghiệp.

− Cần có biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm, quản lý việc khoan, khai thác nước ngầm. Đối với các giếng khi không khai thác, việc lấp giếng cần do các cơ quan quản lý chuyên ngành nước tại địa phương thực hiện.

− Cần tiến hành đánh giá khả năng cho phép khai thác nước ngầm khu vực thành phố Cà Mau cũng như toàn tỉnh.

− Việc khoan khai thác nước ngầm cần có báo cáo định kỳ (lưu lượng, chất lượng, độ hạ mực nước...) để đánh giá khả năng và có biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm.

2.3.4 Thoát nước bẩn và vệ sinh đô thị

Để giữ môi trường sống luôn trong sạch, không bị ô nhiễm thì các loại chất thải bởi con người cần được xử lý triệt để, cụ thể là nước thải, rác thải và khí thải.

a. Nước thải

− Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp cần được xử lý riêng và đảm bảo nước xả ra sau trạm xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-2005, nước công nghiệp theo tiêu chuẩn TCVN 5945-2005.

o Đối với các khu đô thị mới: cố gắng xây dựng mạng cống thoát nước bẩn riêng ngay từ đầu để khỏi phải cải tạo môi trường đầy khó khăn và tốn kém sau này. o Đối với các khu đô thị hiện hữu: đã có cống thoát nước chung cho cả nước mưa và

nước thải, có thể tiến hành giải pháp cống bao miệng xả.

o Với các khu công nghiệp: mạng cống thoát nước phải được thiết kế trong đồ án quy hoạch chi tiết của từng khu công nghiệp.

− Nước thải sinh hoạt phải qua hầm tự hoại (xây đúng quy cách) trước khi đưa về trạm xử lý chung khu vực. Các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đều đặt bên ngoài khu dân cư với khoảng cách ly>=200m.

− Nước thải công nghiệp phải qua xử lý sơ bộ ở từng nhà máy để loại bỏ dầu mỡ, hóa chất độc, trước khi về trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.

b. Rác thải

− Tổng lượng rác thải cho toàn thành phố Cà Mau khoảng 30 tấn/ngày với tiêu chuẩn 1kg/người/ngày.

− Hiện tại thành phố có bãi xử lý rác tại xã An Xuyên, nhưng trong tương lai, nếu vấn tiếp tục phát triển khu vực bãi rác này sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí và môi trường nước ngầm của thành phố. Do đó trong thời gian tới cần tìm một địa điểm mới thích hợp hơn cho bãi rác thành phố, trong thời gian chưa tìm được vị trí mới thì cần có những biện pháp hữu hiệu để khống chế ô nhiễm môi trường xung quanh và nguồn nước ngầm của thành phố.

c. Nghĩa địa

− Đối với các khu nghĩa địa hiện hữu cần giải tỏa di dời ra khu vực ngoại thành để tạo quỹ đất phát triển thành phố.

− Giai đoạn đầu vẫn tiếp tục sử dụng nghĩa địa Nhân dân mới, không cho dân chôn cất tại các nghĩa địa khác trong nội ô.

d. Khí thải

− Thành phố Cà Mau hiện chưa có vấn đề lớn về ô nhiễm khí thải công nghiệp và giao thông.

− Tuy nhiên việc giám sát kiểm tra tình trạng xử lý khí thải của các cơ sở công nghiệp có ô nhiễm trong thành phố và đo - kiểm tra nồng độ ô nhiễm ở các khu vực tập trung giao thông là công việc phải làm thường xuyên của các nhà quản lý môi trường để ngăn ngừa hậu họa do tình trạng ô nhiễm không khí gây nên cho đô thị. Mọi nguồn khí thải có ô nhiễm phải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép thải của nhà nước Việt Nam theo tiêu chuẩn TCVN 5939-95.

2.3.5 Cấp điện và chiếu sáng công cộng

− Chỉ tiêu cấp điện cho sinh hoạt của người dân: * đến năm 2015: 700-1.000 Kwh/người/năm. * đến năm 2025: 1.500 Kwh/người/năm.

− Chỉ tiêu cấp điện cho khu công nghiệp: 250 Kwh/ha.

− Chỉ tiêu cấp điện cho khu tiểu thủ công nghiệp: 40% chỉ tiêu cấp điện cho khu công nghiệp.

− Về nguồn điện: dùng nguồn điện quốc gia qua trạm giảm áp 110/35/22 kv Cà Mau. − Về lưới điện: lưới trung thế dùng cấp điện áp 22 kv.

− Hiện đại hóa và phát triển hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên các đường phố công viên và các khu vực công cộng khác.

− Quy hoạch hệ thống cấp phát xăng dầu, gas, khí đốt trong thành phố, bảo đảm cung ứng thuận tiện, an toàn và vệ sinh môi trường.

2.3.6 Mạng lưới bưu chính - viễn thông

− Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ bưu chính - viễn thông nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của thành phố theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

− Hiện đại hóa mạng thông tin bưu điện theo dự án của ngành bưu chính viễn thông. Hoàn chỉnh mạng bưu cục khu vực, mạng điện thoại công cộng. Phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông theo kịp các nước phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w