Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 1 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 57 - 60)

I. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘ I XÂY DỰNG THÀNH PHỐ CÀ MAU 1 Hiện trạng dân số và lao động

6. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 1 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

6.1 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

Thành phố Cà Mau đây là vùng đất có địa hình thấp, có nhiều sông rạch, chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông và biển Tây.

6.1.1 Địa hình

Địa hình khu vực Thành phố Cà Mau là một vùng đất bao gồm khu vực đã xây dựng, khu vực đất ngập nước và đặc biệt là vùng sông nước chịu ảnh hưởng của bán nhật triều không đều của biển Đông và nhật triều không đều của biển Tây. Cao độ địa hình khu vực đã xây dựng cao trình trung bình 1,10- 1,20 m, những năm gần đây do ảnh hưởng của thủy triều nên có nhiều khu vực còn lại đất thấp có cao độ <1,0m bị ngập, đây là vấn đề cần được quan tâm trong quy hoạch điều chỉnh Thành phố Cà Mau. Các khu vực còn lại đất thấp có cao độ trung bình từ 0,30 – 0,60m thường xuyên ngập nước khi triều lên.

Một đô thị có rất nhiều sông rạch sẽ có rất nhiều thuận lợi cho giao thông đường thủy như sông Tắc Thủ, sông Gành Hào, kênh Phụng Hiệp, kênh Phụng Hiệp, kênh xáng Cà

Mau – Bạc Liêu,… Nhưng cũng có những mặt cần khắc phục khó khăn khi mà đô thị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhật triều biển Tây và bán nhật triều biển Đông. Theo tài liệu tại trạm khí tượng thủy văn Cà Mau thì mực nước cao nhất:101 Cà Mau với tần suất p=1% (theo hệ cao độ, tọa độ VN-2000) và mực nước trung bình là: 82,483cm. Các bờ sông rạch Thành phố Cà Mau hiện tại bị sạt lở ngoài nguyên nhân dòng chảy còn nguyên nhân chính là do con người, với những bờ sông rạch là đất không bờ kè thì việc những tàu ghe chạy với tốc độ cao sẽ tạo song lớn đập trực tiếp vào bờ đất sẽ gây sạt lở rất nhiều. hiện tại trong trung tâm Thành phố đã giải tỏa và xây dựng được gây một số đoạn bờ kè trên sông Cà Mau tạo cho Thành phố có những khu vực bờ sông đẹp và sạch sẽ, tương lai việc này sẽ được xây dựng nhiều hơn làm tăng mỹ quan đô thị và chống được sạt lở của bờ sông.

6.1.2 Đánh giá đất xây dựng

Dựa vào tài liệu thủy văn và một số tài liệu liên quan, xác định Thành phố Cà Mau bao gồm các loại đất xây dựng sau:

- Đất đã xây dựng: là các loại đất đã xây dựng các công trình nhà ở, đất công cộng. - Đất xây dựng ít thuận lợi: bao gồm các khu đất hiện tại chưa xây dựng, chủ yếu là

đất ruộng thường bị ngập nước khi triều lên.

- Đất xây dựng khó khăn: bao gồm đất trũng, đất một số gần bờ sông dễ bị sạt lở. - Đất quân sự: đất sân bay, đất xây dựng các công trình quốc phòng.

- Đất giao thông: đất đường sá, bãi đậu xe trong phạm vi đô thị. - Sông rạch, ao hồ trong Thành phố.

6.2 Giao thông

Thành phố hiện đang quản lý 124 tuyến đường, với tổng chiều dài 100 km. Trong đó có 80,1 km đường trải nhựa và bê tông nhựa nóng; các trục đường chính đã được cải tạo nâng cấp và 288,3 km lộ giao thông nông thôn bằng bê tông. Mật độ đường trải nhựa là 0,82 km/km2.

Hệ thống giao thông trên địa bàn Thành phố được đầu tư nhiều nguồn, phát triển đồng bộ trên cả 3 lĩnh vực hàng không, đường bộ và đường thủy.

• Đường hàng không: mỗi ngày có chuyến bay Cà Mau – Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.

• Đường bộ: có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 63, đang xây dựng tuyến Quản lộ Phụng Hiệp và tuyến đường Xuyên Á Cà Mau đến đầu cửa khẩu Xà Xía.

• Đường thủy: Thành phố hội tụ 4 con sông chính (Cà Mau – Tắc Thủ, Cà Mau –Bạc Liêu, Cà Mau – Năm Căn và Quản lộ Phụng Hiệp) và hàng trăm tuyến kênh rạch đi các xã phường với tổng chiều dài hơn 300 km.

6.2.1 Giao thông đối ngoạia) Giao thông đường bộ a) Giao thông đường bộ

- Quốc lộ 1A:

• Đoạn từ thị trấn Tắc Vân đến đường Phan Ngọc Hiển có mặt đường rộng 14m, vĩa hè 2 bên:2 x 6m, lộ giới 26m.

• Đoạn từ đường Phan Ngọc Hiển đến tượng đài Cà Mau (đường Lý Thường Kiệt) có mặt đường rộng 2 x 12m, dải phân cách giữa: 3m, vĩa hè 2 bên: 2 x 7m, lộ giới 41m. • Đoạn từ tượng đài Cà Mau đến Cầu Gành Hào có mặt đường chính 20m, vĩa hè 2

bên:2x7m, lộ giới 34m.

• Đoạn từ cầu Gành Hào đi Năm Căn (đường Nguyễn Tất Thành) có mặt đường 2 bên rộng 2 x11m, dải phân cách giữa: 2m, vĩa hè 2 bên: 2 x 8,5m, lộ giới 41m.

- Quốc lộ 63: là tuyến giao thông chính từ Cà Mau đi Kiên Giang, có mặt đường 2

bên: 2x12,25m, dải phân cách giữa: 2m, vĩa hè 2 bên: 2 x 6,75m, lộ giới 40m.

- Đường Quản lộ - Phụng Hiệp: nối Thành phố Cà Mau với Thành phố Cần Thơ đi

Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện đang được triển khai thi công với mặt đường 2 bên: 2 x 11,5m; dải phân cách giữa 2m, vĩa hè 2x 7,5m; lộ giới 40m.

- Các tuyến giao thông đối ngoại khác: trên cơ sở thỏa thuận với Bộ GTVT, tỉnh

cũng đang tiến hành đầu tư các tuyến đường tránh, đường vành đai theo quy hoạch chung năm 2001 đã được phê duyệt, sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương. • Tuyến QL1A tránh nội ô Thành phố Cà Mau: tách tuyến từ giao lộ giữa đường vành

đai 3 và QL1A, chạy về phía Đông Nam Thành phố Cà Mau theo hướng Định Bình, Hòa Thành và nhập với QL1A đoạn Cà Mau – Năm Căn (đường Nguyễn Tất Thành) • Tuyến QL63 tránh nội ô Thành phố Cà Mau: đây là một phần đường Hồ Chí Minh,

tách tuyến tại giao lộ giữa QL63 và đường vành đai 2, chạy về phía Tây trung tâm Thành phố, nối vào đường Hành lang ven biển phía Nam, ra QL1A.

• Tuyến đường vành đai 2 nối QL63 với tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, có mặt đường 2 bên: 2x12,25m; dải phân cách 2 bên:2m, vĩa hè 2 bên: 2 x 6,75m, lộ giới: 40m.

- Cầu đường bộ: hiện trạng nội ô Thành phố Cà Mau có 3 cây cầu chính, có cấu tạo

Bê tông cốt thép, cầu Gành Hào trên QL1A bắc qua sông Gành Hào, cầu Cà Mau và cầu Phan Ngọc Hiển bắc qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Các cầu này đều đang trong tình trạng sử dụng tốt.

- Bến xe khách liên tỉnh: có diện tích khoảng 5.000m2 nằm trên QL1a gần cổng sân bay Cà Mau.

Đánh giá hiện trạng: hệ thống giao thông đối ngoại đường bộ của Thành phố Cà

Mau hiện tương đối hoàn chỉnh, với chất lượng khá tốt. tuy nhiên vẫn chỉ tập trung trong khu vực trung tâm Thành phố. Với việc đầu tư xây dựng thêm đường Quản Lộ - Phụng Hiệp nhằm phá thế độc đạo của QL1A, đồng thời rút ngắn khoảng cách từ Cà Mau đi Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng các tuyến đường tránh QL1A, Ql63, đường vành đai 2, hệ thống giao thông đối ngoại ngày càng hoàn thiện, phần nào đã đáp ứng nhu cầu vận chuyển giao thông đường bộ liên tỉnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w