Những điều kiện bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố Cà Mau 1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 85 - 87)

IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CÀ MAU

2.Những điều kiện bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố Cà Mau 1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.1.1 Thuận lợi

− Địa hình tương đối bằng phẳng, không có chênh lệch lớn về độ cao. Do đó rất thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải. Đặc biệt là thành phố có nhiều sông rạch thuận lợi để phát triển giao thông thủy.

− Khí hậu thành phố Cà Mau cũng như của toàn tỉnh là khí hậu nhiệt đới gió mùa, ổn định. Có lượng nhiệt bức xạ và lượng mưa trung bình hàng năm cao, thuận lợi cho sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới

− Trữ lượng nước ngầm của thành phố rất dồi dào, có thể khai thác khoảng 306.000 m3/ngày, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.

− Ở khu vực xã Tân Thành có vùng đất sét có thể khai thác sản xuất vật liệu xây dựng như: gạch, ngói…

1.1.2 Hạn chế

− Thành phố Cà Mau là vùng đất trẻ, nền đất thấp, luôn bị ngập nước do ảnh hưởng của chế độ thủy triều. Vì vậy cần có giải pháp tiêu thoát nước đô thị phù hợp như làm hồ điều hòa lợi dụng chế độ thủy triều để tiêu thoát nước.

− Bên cạnh đó địa chất công trình yếu nên hạn chế khả năng xây dựng nhà cao tầng, đầu tư xây dựng đô thị tốn kém.

− Có tới 90% diện tích đất ngập mặn là đất chứa phèn tiềm tàng. Tuy đã được cải tạo qua nhiều năm nhưng vấn đề sử dụng tiếp vẫn đòi hỏi chi phí đầu tư cải tạo lớn, khả năng thích nghi cây trồng bị hạn chế.

− Thành phố chịu ảnh hưởng của bán nhật triều không đều của biển Đông và nhật triều không đều ở biển Tây. Điều này đã chi phối chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch vào mùa khô và gây nên hiện tượng ngập úng phổ biến vào mùa mưa.

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và xây dựng thành phố Cà Mau2.2.1 Thuận lợi 2.2.1 Thuận lợi

− Thành phố Cà Mau là đô thị tỉnh lỵ - tỉnh Cà Mau

o Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại của tỉnh Cà Mau o Là đầu mối giao thông thủy quan trọng của vùng Bán đảo Cà Mau

o Là cơ sở an ninh quốc phòng quan trọng của bán đảo Cà Mau và vùng ĐBSCL, là đô thị của ngõ bảo vệ vùng trời phía Nam của đất nước.

− Thành phố có điều kiện phát triển kinh tế tổng hợp dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp

− Nền kinh tế của tỉnh Cà Mau và Thành phố Cà Mau ngày càng ổn định và phát triển về mọi mặt, nhất là nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

− Sự hình thành cụm khí – điện – đạm Khánh An cũng là động lực rất cơ bản để tạo công ăn việc làm và cơ sở cho mối giao lưu kinh tế của Cà Mau trong vùng bán đảo Cà Mau.

− Nhìn chung, động lực chủ yếu phát triển Thành phố trong những năm tới là công nghiệp - thương mại – dịch vụ - du lịch – khoa học kỹ thuật công nghệ, quản lý hành chính, giao dịch trong nước và nước ngoài.

− Lực lượng dân số trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố khá dồi dào, khoảng 50% dân số. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.

− Thành phố đã xây dựng được quy hoạch tổng thể về định hướng phát triển thành phố đến năm 2010 và quy hoạch chung thành phố Cà Mau đến năm 2020. Đây là cơ sở pháp lý, chỉ đạo, quản lý việc đầu tư xây dựng phát triển thành phố ngang tầm với vai trò của một đô thị lớn trong vùng, xứng đáng vai trò, vị trí của đô thị cực Nam của Tổ quốc.

− Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực; hoạt động văn hóa - thông tin - thể dục thể thao phát triển rộng mạnh, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

2.2.2 Hạn chế

− Cà Mau là thành phố cực Nam, ở xa các trung tâm kinh tế kỹ thuật lớn của đất nước, xa các vùng kinh tế trọng điểm.

− Một bộ phận cán bộ thành phố còn hẫng hụt về trình độ, năng lực so với yêu cầu nhiệm vụ mới.

− Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu.

− Khả năng vốn đầu tư của thành phố không đáng kể; nhưng đầu tư ở trên có giới hạn, thiếu tập trung; khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài kém.

− Kết cấu hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 85 - 87)