Xu hướng phát triển các đô thị lớn của Việt Nam đến năm 2020 1 Các dạng phát triển không gian đô thị ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 31 - 34)

IV. XU THẾ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

4. Xu hướng phát triển các đô thị lớn của Việt Nam đến năm 2020 1 Các dạng phát triển không gian đô thị ở Việt Nam hiện nay

4.1. Các dạng phát triển không gian đô thị ở Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu quá trình đô thị hóa của Việt Nam trong thời kỳ 20 năm trở lại đây cho thấy đặc điểm rõ nét trong quá trình hình thành và phát triển các đô thị Việt Nam hình thành theo hai dạng phát triển không gian đó là:

- Cấu trúc không gian đô thị theo dạng cực ở phía Bắc và phía Nam, với trung tâm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, từ các trung tâm phát triển lan tỏa theo các trục giao thông hướng tâm đi các đô thị vệ tinh, với các khoảng cách từ 20 – 60 km.

- Cấu trúc không gian đô thị theo dạng chuỗi tại khu vực miền Trung, trải theo quốc lộ 1.

Trong 20 – 30 năm tới, với xu hướng phát triển kinh tế của nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo cơ hội thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của cả nước. Đến năm 2010, dân số đô thị của Việt Nam dự báo chiếm 33%, năm 2020 chiếm 45% dân số cả nước. Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm cấp quốc gia như: Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế; Thành phố trung tâm cấp vùng như: Cần Thơ, Biên Hòa, Vũng Tàu, Nha Trang, Buôn Mê Thuộc, Vinh, Nam Định, Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình. Mục tiêu phát triển các đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được xác định trong chiến lược phát triển đô thị Việt Nam là “Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường đô thị trong sạch vững mạnh, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước, đảm bảo cho mỗi đô thị theo vị trí và chức năng của mình, phát huy được đầy đủ các thế mạnh, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc”.

Để thực hiện các mục tiêu trên, đảm bảo cho các đô thị phát triển ổn định, bền vững, những quan điểm chính của chiến lược phát triển đô thị ở nước ta đến năm 2020 là:

- Phát triển đô thị phải phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cả nước, tập trung xây dựng cơ sở kinh tế - kỷ thuật vững chắc làm động lực phát triển cho từng đô thị.

- Bố trí hợp lý các đô thị lớn, trung bình và nhỏ, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, kết hợp đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tư ở mức cần thiết cho các đô thị lớn hạt nhân song tránh quá đông dân cư.

- Có cơ sở hạ tầng đồng bộ với trình độ thích hợp hoặc hiện đại tùy thuộc vào yêu cầu khai thác và sử dụng các khu vực đô thị.

- Phát triển ổn định, bền vững và trường tồn, trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh và bảo vệ môi trường.

- Kết hợp cải tạo với xây dựng mới, coi trọng giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc với việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới để tiến lên hiện đại. Như vậy, đến năm 2020 hệ thống đô thị Việt Nam thể hiện được tính hiện đại văn minh tương xứng với tầm vóc đất nước của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hệ thống

kết cấu hạ tầng hiện đại, có môi trường đô thị trong sạch và bền vững. Về kinh tế - xã hội, các đô thị của Việt Nam là những trung tâm hạt nhân kinh tế của cả nước và cả vùng.

4.2. Bố trí không gian lãnh thổ hệ thống đô thị Việt Nam trong tương lai

Trong tương lai, hệ thống đô thị sẽ được bố trí hợp lý trên các vùng:

- Vùng trọng điểm phía Bắc và đồng bằng sông Hồng: bao gồm thủ đô Hà Nội, có bán kính ảnh hưởng từ 30 – 50 km, quy mô dân số đến năm 2020 trong nội thành khoảng 2.5 triệu người. Hỗ trợ cho đô thị hạt nhân Hà Nội là các đô thị vệ tinh: ở phía Bắc là Sóc Sơn, Xuân Hòa, Đại Lải, Phúc Yên, Vĩnh Phúc; phía Tây là chuỗi đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn. Cùng với các đô thị vệ tinh, vùng này còn là các đô thị như: Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. - Vùng trọng điểm phía Nam và Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh là Thành

phố trung tâm, bán kính ảnh hưởng từ 30 -50 km, quy mô dân số năm 2020 vùng nội đô khoảng 6 triệu người. Hỗ trợ cho Thành phố trung tâm là các đô thị đối trọng: Biên Hòa, Tam Phước, Nhơn Trạch, Nam Bình Dương (Thủ Dầu Một, Dĩ An, Tân Uyên), Hiệp Phước, Bến Lức, Tân An.

- Vùng trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung: Sau Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Huế sẽ được xây dựng thành đô thị loại 1, quy mô dân số của Đà Nẵng đến năm 2020 khoảng 1 – 1.2 triệu người. Đà Nẵng sẽ là đầu mối giao thông quan trọng và là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ du lịch của miền Trung.

- Vùng ĐBSCL: Thành phố Cần Thơ là thành phố trung tâm vùng, đang chuẩn bị các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, hỗ trợ cho thành phố Cần Thơ là các tỉnh lỵ của các tỉnh.

4.3. Những nội dung chủ yếu của xu hướng và hình thái phát triển các đô thị lớn ở nước ta ở nước ta

Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị trải qua một thời kỳ dài của chế độ phong kiến, không qua giai đoạn phát triển TBCN. Vì vậy, các đô thị của Việt Nam còn mang nhiều dáng dấp đô thị của đất nước nông nghiệp lạc hậu, thể hiện ở một số nét sau:

- Ở phần lớn các đô thị, ngay cả thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ dân số nông nghiệp còn lớn, trong khu vực đô thị đất cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều.

- Kiểu dáng kiến trúc đô thị còn thể hiện nhiều nét của một nền kinh tế kém phát triển, phát triển còn manh mún.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, chưa đáp ứng kịp nhu cầu đời sống dân cư đô thị hiện nay.

Những đặc điểm nêu trên đòi hỏi các đô thị Việt Nam cần được đổi mới trên nhiều phương diện nhằm đáp ứng nhu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với nhu cầu đòi hỏi của từng giai đoạn lịch sử, các đô thị Việt Nam vừa phải phát triển các yếu tố mới vừa cải tạo những nét lạc hậu không phù hợp với thời đại. Nội dung cải tạo và phát triển thể hiện ở các khía cạnh chính như sau:

- Hiện đại hóa từng bước, từng nội thành: tiến hành trên cơ sở cải tạo, mở rộng từng phần các đường phố có mật độ xe cơ giới cao gây ùn tắc giao thông. Tăng cường các nhà cao tầng, chuyển dịch các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khu vực ngoại thành và tăng cường công nghiệp sạch, các dịch vụ trong khu vực nội thành.

- Hình thành những khu đô thị mới trong khu vực nội thành tạo thành khu vực nội thành mở rộng.

Tùy theo đặc điểm của từng Thành phố, từng vùng mà đặt trọng tâm phát triển và cải tạo cho hợp lý từng đô thị.

- Hình thành các mạng lưới các đô thị vệ tinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w