Các phương án chọn hướng phát triển đô thị của Thành phố Cà Mau

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 89 - 92)

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2010 1 Quan điểm và mục tiêu phát triển

b) Các phương án chọn hướng phát triển đô thị của Thành phố Cà Mau

Chọn hướng đất xây dựng đô thị nhằm:

− Phát triển chiều sâu trên cơ sở tái sử dụng quỹ đất hiện có, khai thác kém hiệu quả trong nội thành, nâng cao hệ số sử dụng đất.

− Mở rộng đô thị ra vùng ven đô.

Trên cơ sở đó đề xuất ra các phương án sau: Với các phường trung tâm là phường 1,2,4,5,9.

Phương án 1:

− Phát triển về hướng Đông, theo Quốc lộ 1A về phía thị trấn Tắc Vân. sử dụng phần lớn đất đai phường 6 và một phần xã Định Bình, kết nối với xã Tắc Vân.

− Phát triển một phần về hướng Bắc theo hướng Quốc Lộ 63.

Đặc điểm

− Đô thị bị kéo dài

− Quỹ đất xây dựng hạn chế.

 Phương án 2:

− Phát triển về hướng Đông, theo QL1A về phía thị trấn Tắc Vân.

− Phát triển chủ yếu về hướng Đông Bắc, theo QL 63 đi Rạch Giá và đường đi Phụng Hiệp. Sử dụng phần lớn đất đai phường 5, phường 9 và một phần xã Tân Thành, xã An Xuyên.

Đặc điểm

− Sinh hoạt đô thị không thuận tiện (trung tâm lệch về phía Nam).

− Quỹ đất xây dựng không thuận lợi (kinh phí đầu tư hạ tầng lớn, quá nhiều cầu cống).

 Phương án 3:

Phát triển đều về các hướng

− Phát triển về hướng Bắc và Đông Bắc theo QL63 và tuyến Quãng Lộ - Phụng Hiệp. − Phát triển một phần về phía Tây, kết nối với khu Khí - Điện - Đạm, Đô thị mới Khánh

An.

− Phát triển về hướng Nam theo Quốc Lộ 1A đi Năm Căn.

Đặc điểm

− Sinh hoạt đô thị thuận tiện (trung tâm nằm chính giữa đô thị)

− Hướng phát triển thuận lợi, quỹ đất xây dựng thuận lợi (phù hợp với các QHCT, dự án đã được phê duyệt đang đầu tư).

− Tận dụng tốt các hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện trạng và dự kiến.

Kết luận: chọn phương án 3.

Đây là phương án chọn đất của quy hoạch chung 2001, cho đến nay vẫn là hướng chọn chủ yếu, phát triển thêm về hướng Đông Bắc theo tuyến Cà Mau - Phụng Hiệp dự kiến.

2.2.2 Quy hoạch phát triển không gian đô thị, phân khu chức năng2.2.2.1Các khu dân cư 2.2.2.1Các khu dân cư

− Cải tạo, chỉnh trang các khu nội thành (đô thị cũ): gồm các phường 2,5,6 và một phần phường 4, phường 7. Các khu vực giải tỏa, chỉnh trang do tính chất phức tạp của tình hình xây dựng thực tế nên sẽ được nghiên cứu cụ thể và kết hợp với cơ quan quản lý tại địa phương trong thời gian tới.

− Các khu dân cư, đô thị mới đã có quy hoạch chi tiết dọc theo hành lang phía Đông Bắc khu trung tâm hiện hữu là các khu nhà ở, đô thị phức hợp với các loại hình nhà ở phố, chia lô, các công trình công cộng dịch vụ.

− Khu dân cư sinh thái phía Tây Bắc nôi Thành phố Cà Mau với khu Khí - Điện - Đạm hiện đã có quy hoạch chi tiết.

− Tổ chức khu đô thị nhà vườn phía Tây Nam khu trung tâm Thành phố Cà Mau theo như quy hoạch năm 2001 đã được phê duyêt, có thể kết hợp với các khu vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản….

− Các khu dân cư ven sông rạch cũng cần được đánh giá một cách chi tiết, cụ thể để đưa ra được các giải pháp thích hợp, hiệu quả và hợp lòng dân, tạo mỹ quan đô thị, đảm bảo giao thông thủy cũng như đời sống người dân.

− Khu vực di tích lịch sử phía Bắc, thuộc xã An Xuyên sẽ chuyển đổi thành khu nhà ở sinh thái kết hợp du lịch.

− Các khu dân cư nông thôn hiện có sẽ được cân đối giữ lại và cải tạo để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ngoại thành (ngoại thị) nhằm cải thiện đời sống theo hướng xây dựng vùng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Dân số khu vực này dự báo khoảng 90.000 người vào năm 2015 và ổn định đến năm 2025.

2.2.2.2Các khu (cụm) công nghiệp

− Cải tạo đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp cụm công nghiệp, kho bãi tại phường 8, di chuyển một số cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành. Từng bước xây dựng các khu công nghiệp An Xuyên, Hòa Trung, tiểu thủ công nghiệp phường 1, phường 8.

o Cụm tiểu thủ công nghiệp phường 1: Trên cơ sở hiện trạng xây dựng đã có, tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, quy mô 20 ha gồm chế biến thủy sản, nông sản, vật liệu xây dựng,…

o Khu công nghiệp phường 8: triển khai cải tạo nâng cấp hệ thống nhà máy, kho, bến bãi cũng như hệ thống hạ tầng đã có. Đầu tư chiều sâu, hoàn chỉnh hạ tầng và tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu công nghiệp theo quy hoạch chi tiết. quy mô khoảng 35 ha.

− Cải tạo, nâng cấp các cơ sở công nghiệp theo quy mô lớn, đã phát triển ổn định trên các tuyến QL1A, đặc biệt quan tâm đến vấn đề xử lý nước, rác thải.

− Tổ chức thêm khu vực dự trữ phát triển công nghiệp phía Bắc QL1A (đoạn từ thị trấn Tắc Vân đến sân bay hiện hữu).

− Đối với các cơ sở công nghiệp nằm rải rác trong nội ô Thành phố, gây ô nhiễm môi trường cần tiến hành giải tỏa, di dời ra cáckhu, cụm công nghiệp tập trung theo quy hoạch.

− Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu khí điện đạm Cà Mau, góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp Thành phố Cà Mau.

2.2.2.3Các khu trung tâm đô thị a) Trung tâm hành chính

− Trung tâm hành chính, chính trị của Tỉnh được tập trung xây dựng tại phường 5, hai bên đường Phan Ngọc Hiển, dự kiến sẽ chuyển về 2 khu vực:

o Khu UBND Tỉnh, Tỉnh ủy nằm cuối đường Phan Ngọc Hiển, trước Quảng trường văn hóa trung tâm.

o Một số cơ quan ban ngành Tỉnh bố trí tại Khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, là cửa ngõ vào Thành phố Cà Mau từ tuyến Phụng Hiệp - Cà Mau.

− Trung tâm hành chính cấp Thành phố: đã và đang xây dựng cuối đường Phan Ngọc Hiển và đường Ngô Quyền nối dài, đoạn nối diện trung tâm văn hóa thể dục thể thao hiện nay thuộc phường 1.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w