0
Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHỐ CÀ MAU 1 Lịch sử hình thành phát triển đô thị

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CÀ MAU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN 2010 (Trang 34 -39 )

1. Lịch sử hình thành phát triển đô thị

Cà Mau là đô thị cực Nam của đất nước là một quần cư hình thành muộn ở ĐBSCL. Theo các thông tin lịch sử thi Cà Mau được coi là điểm dân cư vào khoảng năm 1914 khi nhà Mạc dâng đất Cà Mau cho Chúa Nguyễn.

Cà Mau với nghĩa rộng là mảnh đất cuối cùng của bản đồ đất nước, là vùng đất hoang sơ được khai phá muộn vào cuối thế kỷ XVII khi những vùng đất phù sa ngọt ngào ven sông Tiền, sông Hậu đã được khai phá thành làng xóm, ruộng đồng trù phú. Dưới thời Tự Đức thì Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, sú, vẹt hoang vu và cũng kể từ đó Cà Mau là nơi hội tụ của những dân tứ xứ trong cộng đồng người Việt Nam.

Cà Mau từ năm 1714 thuộc trấn Hà Tiên, sau thuộc dinh Trấn Định vào năm 1788. Đến 1808 đổi thành huyện Long Xuyên dưới thời Nguyễn.

Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây, vùng Cà Mau sát nhập vào Rạch Giá. Năm 1871, Cà Mau tách khỏi Rạch Giá nhập vào Sóc Trăng, năm 1882 nhập với Bạc Liêu thành tỉnh Bạc Liêu. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải cho đến tháng 12 năm 1984 trở thành thị xã Tỉnh lỵ .

Tháng 3 năm 1997 Minh Hải được tách ra thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Thị xã Cà Mau vẫn là Tỉnh lỵ tỉnh Cà Mau mới.

Ngày 14 tháng 4 năm 1999 Chính phủ đã ra nghị định số 21/1999/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau .

Trong quá trình hình thành và phát triển người dân Cà Mau – Minh Hải không chỉ đối mặt với thiên nhiên hung dữ mà còn sát cánh đấu tranh chống ngoại xâm thể hiện bản chất kiên cường bất khuất của người dân Nam Bộ nói chung.

Cà Mau đi vào cách mạng kể từ tháng 1/1930 khi chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu cũ được thành lập ở thị trấn Cà Mau đến khởi nghĩa hòn khoai tháng 12/1940 với gương chiến đấu dũng cảm kiên cường và hy sinh oanh liệt của 10 chiến sỹ mà đến nay và mãi sau vẫn được người dân vùng Đất Mũi ghi ơn và tôn thờ.

Trãi qua hai cuộc kháng chiến thần thánh, nhiều địa danh đã đi vào lịch sử như: U Minh, Khai Long, Hòn Khoai, Tân Ân, đường mòn Hồ Chí Minh trên biển với những tên tuổi sáng ngời: Phan Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Nguyễn Hồng Dân, Lý Văn Lâm, Hồ Thị Kỷ, Bông Văn Dĩa,… và với nhiều kỳ tích khác đã biến Minh Hải – Cà Mau trở thành cái nôi của cách mạng và kháng chiến Nam Bộ.

2. Vị trí địa lý

Tỉnh Cà Mau nằm ở vị trí địa lý từ 8033’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và từ 104043’ đến 105024’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63km), phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu (75km), phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Bờ biển dài 254km.

Diện tích đất tự nhiên là 5.211 km2, bằng 13,10% diện tích vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước.

Địa giới hành chính tỉnh Cà Mau gồm 08 huyện: Thới Bình, Ngọc Hiển, Năm Căn, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi và Thành phố Cà Mau.

Cà Mau còn có các đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc, diệnk tích các đảo xấp xỉ 5km2

Tỉnh Cà Mau là nơi giao hội của hai tuyến Quốc Lộ: Quốc Lộ 1A trên địa phận Cà Mau là tuyến quan trọng nhất, dài gần 70 km đi từ cửa ngõ phía Đông thành phố Cà Mau về huyện Năm Căn, và tuyến Quốc Lộ 63 từ Thành phố Cà Mau đi Kiên Giang cũng là tuyến đường quan trọng ở phía Bắc tỉnh Cà Mau.

Hệ thống giao thông đường thuỷ tỉnh Cà Mau phát triển mạnh và là một đặc thù của miền sông nước Cà Mau, từ thành phố Cà Mau có thể đi tới tất cả trung tâm các huyện lỵ, xã, thị trấn, các cụm dân cư bằng đường thuỷ.

Cà Mau có các sông lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Quản Lộ Phụng Hiệp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm,….rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ đi lại khắp vùng ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Cà Mau nằm về phía Đông của tỉnh Cà Mau, từ thị trấn Tắc Vân đến trung tâm Thành phố dài 13 km theo hướng Đông – Tây và giáp ranh với các huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Thới Bình - Phía Nam giáp huyện Đầm Dơi

- Phía Đông giáp huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu

- Phía Tây giáp huyện Trần Văn Thời và huyện Cái Nước

3. Địa hình, địa chất3.1 Địa hình 3.1 Địa hình

Vùng đất xây dựng Thành phố Cà Mau là vùng đất trẻ, nền đất thấp, luôn bị ngập nước, có tới 90% diện tích ngập mặn là đất chứa phèn tiềm tàng. Phần đất liền tương đối bằng phẳng có độ dốc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cao trình bình quân nền Thành phố từ 0.9m đến 1.3m, các cánh đồng xung quanh từ 0.5m đến 0.7m (hệ thống cao độ Mũi Nai – Hà Tiên). Cao độ các khu vực ở nội ô đã xây dựng trung bình 1.1m, những năm gần đây do ảnh hưởng thuỷ triều, nhiều khu vực của Thành phố có cao độ dưới 1m hay bị ngập, các khu vực khác có cao độ trung bình trung bình 0.6m thường xuyên bị ngập khi triều lên. Do vậy cần phải có giải pháp thoát nước đô thị phù hợp như làm hồ điều hoà lợi dụng thuỷ triều để tiêu thoát nước như hiện nay Thành phố đã áp dụng mô hình này.

Đất đai Thành phố có nguồn gốc từ trầm tích non trẻ Holocen, chủ yếu là sét xám xanh đen hoặc nâu với lớp cát mịn dưới sâu, gồm 2 nhóm đất: nhóm đất mặn trị số pH(H20) hơi chua ở tầng đáy mặt (pH: 4,5 – 5,5) trung tính ở các tầng sâu, nhóm đất phèn có các chất (chua Al+++, Fe++, SO4---)

4. Khí hậu, khí tượng thuỷ văn, tài nguyên nước

Khí hậu Thành phố Cà Mau cũng như của toàn tỉnh là khí hậu nhiệt đới gió mùa, ổn định và mang tính đặc trưng phân mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C; tháng nóng nhất là tháng 4 có nhiệt độ trung bình là 27,80C; tháng lạnh nhất là tháng giêng có nhiệt độ trung bình là 250C. Số giờ nắng trung bình trong năm đạt 2500 giờ, lượng bức xạ trực tiếp cao. Lượng mưa trung bình 2400 mm. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 80% vào mùa khô và 85% vào mùa mưa. Các tháng mùa khô, khu vực ven biển thường có sương mù che. Cà Mau ít bị ảnh hưởng của bão, lũ lụt. Nhìn chung khí hậu nhiệt đới, bức xạ và lượng mưa cao rất phù hợp cho phát triển các loài động thực vật nhiệt đới.

Hai đặc trưng quan trọng nhất của thuỷ văn ở tỉnh Cà Mau là tình trạng xâm nhập mặn và úng ngập, cả hai đặc điểm này đều chịu sự chi phối của thuỷ triều biển Đông và Vịnh Thái Lan, hằng năm nó chi phối chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch vào mùa khô, trong khi hiện tượng ngập úng trong mùa mưa. Vào mùa kiệt, toàn địa bàn chịu sự ảnh hưởng của biển Đông và Tây nhưng chỉ một dãy đất hẹp dọc biển Đông ở khu vực Gành Hào có biên độ triều lớn (3,0 – 3,5m) với chế độ bán nhật triều, trong khi vào sâu biên độ triều giảm nhiều. Tại Thành phố Cà Mau bình quân từ 0,8 – 1,2m với chế độ bán nhật triều biển Đông chiếm ưu thế.

Theo các tài liệu thuỷ văn tại trạm Cà Mau mực nước cao nhất tại sông Cà Mau vào tháng 11 là 1,14m; mực nước thấp nhất trong tháng 5 là: -0,59m. Các bờ sông rạch trong Thành phố hay bị sạt lở do tàu ghe chạy với tốc độ lớn.

Về tài nguyên nước: trữ lượng nước ngầm tại Thành phố Cà Mau khoảng 306.000 m3/ngày (bao gồm tầng II: độ sâu 96,5 – 101,5m là 41000 m3/ngày; tầng III: độ sâu 186 – 213m là 108.000 m3/ngày; tầng IV: độ sâu 243,5 – 280,5m là 87.000 m3/ngày; và tầng V: độ sâu 300 – 341m là 70.000m3/ngày). Tại các phường của Thành phố Cà Mau hiện đang

khai thác nước ngầm ở 4 tầng bao gồm: tầng II, III, IV, V; tại các xã ngoại thành khai thác nước sinh hoạt ở tầng II, III.

5. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Thành phố Cà Mau không có loại khoáng sản nào đáng kể, có ý nghĩa công nghiệp. Riêng ở khu vực xã Tân Thành có vùng đất sét có thể khai thác sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói…

6. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn Thành phố Cà Mau có một số di tích lịch sử đã được xếp hạng. Thành phố Cà Mau là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của tỉnh, là đầu mối các tuyến du lịch của tỉnh, có khả năng giao lưu thuận lợi với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Do có diện tích đất nông nghiệp ngoại thành rộng, thành phố có diều kiện phát triển du lịch sinh thái, dã ngoại, giải trí,… Đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển du lịch trở thành trung tâm khai thác, trung chuyển khách du lịch trong tỉnh.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁPI. PHƯƠNG TIỆN I. PHƯƠNG TIỆN

Địa điểm thực tập: Sở Xây Dựng tỉnh Cà Mau Thời gian thực tập: từ 07-01-2008 đến 12-03-2008

1. Bản đồ

- Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau - Bản đồ hành chính thành phố Cà Mau

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Cà Mau năm 2005

- Bản đồ quy hoạch không gian đô thị thành phố Cà Mau đến năm 2020 - Bản đồ quy hoạch không gian đô thị thành phố Cà Mau đến năm 2025

- Bản đồ các phương án quy hoạch phát triển không gian thành phố Cà Mau đến năm 2025

- Bản đồ quy hoạch giao thông, cấp điện, thoát nước,….đến năm 2025.

2. Các tài liệu liên quan đến đánh giá thực trạng đô thị hóa thành phố Cà Mau

- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Cà Mau, Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau qua các năm từ 2000 đến 2007.

- Số liệu thống kê đất đai thành phố Cà Mau năm 2000, 2005, 2007.

- Báo cáo tổng kết của phòng Quản lý đô thị thành phố Cà Mau năm 2007.

- Báo cáo tình hình thực hiện công tác của phòng Tài nguyên môi trường thành phố Cà Mau năm 2007.

- Báo cáo về hiện trạng cấp thoát nước và vấn đề môi trường đô thị thành phố Cà Mau của Công ty Cấp thoát nước và công trình đô thị Cà Mau.

- Nghị quyết số 03 – NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau về phát triển đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cà Mau đến năm 2025

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CÀ MAU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN 2010 (Trang 34 -39 )

×