1 Chức năng 25
1.1 Vị trí và phạm vi ảnh
hưởng của đô thị 10 7
1.2 Kinh tế xã hội 15 14,70
2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp % 20 15,44
3 Cơ sở hạ tầng 30
4 Dân số Người 15 12,67
5 Mật độ dân số Người/km2 10 2,68
100 74,40
Nhận xét và đánh giá chung:
Thành phố Cà Mau qua giai đoạn 10 năm sau ngày được Bộ xây dựng công nhận đô thị loại III (Quyết định số 193/BXD/ KTQH ngày 29/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng), đến nay chỉ vừa đạt được chuẩn tối thiểu (là 70 điểm). Những vấn đề chính của thành phố hiện nay có thể nhận thấy đó là:
- Cơ sở hạ tầng đô thị vẫn còn khá khiêm tốn so với yêu cầu; một số lĩnh vực chính chưa thể có điểm là mạng lưới giao thông đô thị, thoát nước đô thị, cây xanh đô thị, thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Cơ sở hạ tầng xã hội vẫn còn chưa tương xứng tầm vóc đô thị, có thể điểm qua như mạng lưới chợ, cơ sở chăm sóc sức khỏe, giao dục các cấp học – nhất là khối dạy nghề, các công trình phục vụ giáo dục thể chất,các điểm vui chơi giải trí…
- Việc đầu tư dàn trải đô thị trên diện rộng, trong khi các cú hích về kinh tế chưa phát triển, điều kiện phát triển dân sinh chưa ngang tầm, chưa tạo được động lực tại chỗ cho phát triển,… đã làm cho yếu tố mật độ dân số mất điểm
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THÀNH TỰU 9 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ
1. Về ưu điểm tiến bộ
Thành tựu đạt được trong 9 năm qua là nền tảng để Thành phố tiếp tục phát triển vững chắc hơn trong những năm sắp tới, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2010. Tính đến nay, đối chiếu các tiêu chí của đô thị loại II (theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ và Thông tư liên tích số 02/2002/TTLT-BXD-BTCCBCP ngày 08/03/2002 của Liên Bộ Xây dựng - Ban tổ chức cán bộ Chính phủ) thì riêng về yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hiện nay Thành phố đã có 8/12 chỉ tiêu đạt tiêu chí của đô thị loại II, bao gồm: Vị trí, vai trò của Thành phố (đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh), tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách, cân đối thu chi ngân sách, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ tăng dân số, thông tin liên lạc.
− Đô thị được mở rộng trên cơ sở quy hoạch theo hướng phát triển Thành phố từng bước vươn tới văn minh hiện đại với những khu chức năng, trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị mới,… thể hiện tầm chiến lược của một Thành phố phát triển.
− Diện mạo của Thành phố thật sự được đổi mới, đô thị từng bước được chỉnh trang; các dịch vụ về điện, nước, vệ sinh môi trường, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông,.. phát triển khá mạnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
− Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đạt nhiều tiến bộ trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể, người lao động được đào tạo nghề, tạo việc làm; gia đình chính sách, hộ nghèo được quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ…
− Văn hóa xã hội có bước tiến bộ rõ rệt, việc gắn kết giữa các thành phần kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực; hoạt động văn hóa- thông tin thể dục- thể thao phát triển rộng nhanh, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống tin thần cho nhân dân.
2. Về hạn chế yếu kém
Tuy đạt một số chỉ tiêu theo tiêu chí đô thị loại II, nhưng bên cạnh đó còn nhiều chỉ tiêu Thành phố cần tiếp tục phấn đấu để đến năm 2010 đạt tiêu chí của đô thị loại II, bao gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng (công trình công cộng, giao thông, cấp điện chiếu sáng, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị); quy mô dân số đô thị (yêu cầu 250.000 người so với hiện tại
122.396 người); mật độ dân số đô thị (10.000 người/km2 so với hiện tại là 3.017 người/km2), tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (từ 80% trở lên so với hiện tại là 76,2%), tỷ lệ vận tải công cộng nội ô ( từ 4% trở lên so với hiện tại chưa đáng kể). Trong đó điều đáng quan tâm là hệ thông cơ sở hạ tầng, qua nhiều giai đoạn phát triên, tuy đã cố gắng tập trung đầu tư nhưng nhìn chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và đồng bộ. Cụ thể đối với công viên và cây xanh đô thị phải đạt trên 10m2/người so với hiện trạng là 4,35m2/người; mật độ đường chính trải nhựa 4,5km/km2 so với hiện trạng là 0,82km/km2; tỷ lệ đường phố được chiếu sáng đô thị 95% so với hiện trạng là 67%,…
- Thành phố đã xây dựng được quy hoạch tổng thể về định hướng phát triển Thành phố đến năm 2010, nhiều dự án quy hoạch chi tiết được duyệt nhưng triển khai chậm, khả năng mời gọi đầu tư, quản lý thực hiện dự án quy hoạch đã triển khai còn nhiều bất cập… Nhìn chung tốc độ mở rộng, phát triển đô thị của Thành phố còn chậm, việc chỉnh trang để đạt yêu cầu mỹ quan đô thị xanh – sạch – đẹp còn nhiều việc phải quan tâm.
- Kết cấu hạ tầng còn yếu kém, một số công trình được đầu tư xâu dựng thiếu đồng bộ, thời gian kéo dài, chất lượng kém, phát huy hiệu quả không cao.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, chưa phát huy đúng mức vai trò của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tập thể, dịch vụ phát triển chậm.
- Một số tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả, tai nạn giao thông còn xảy ra nhiều. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng đạt hiệu quả chưa cao.
Nguyên nhân hạn chế, yếu kém:
Những hạn chế, yếu kém trên là do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trên một số lĩnh vực còn thiếu chủ động, khả năng tư duy, phân tích, xác định định hướng phát triển Thành phố trước mắt cũng như lâu dài trên cơ sở khoa học và tính khả thi cao còn hạn chế.
- Điều kiện nội lực của Thành phố chưa đảm bảo tốt yêu cầu phát triển Thành phố nhanh, bền vững. Khả năng vốn đầu tư của Thành phố không đáng kể, nhưng đầu tư
của trên có giới hạn, thiếu tập trung, một bộ phận cán bộ Thành phố còn hẫng hụt về trình độ năng lực so với yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu.