V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2010 1 Quan điểm và mục tiêu phát triển
3. Lĩnh vực phát triển các ngành kinh tế 1 Công nghiệp, TTCN, xây dựng
3.1 Công nghiệp, TTCN, xây dựng
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển
− Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tốc độ nhanh, giữ vai trò là trung tâm công nghiệp của tỉnh.
− Vận dụng tốt chính sách thu hút đầu tư, động viên các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và đầu tư mở rộng sản xuất các ngành hàng có lợi thế và có nhu cầu trên thị trường, tập trung vào hàng xuất khẩu.
− Chú trọng phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh, thu hút nhiều lao động và các ngành có hàm lượng công nghệ cao. Phát triển và phân bố hợp lý các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ nông lâm ngư nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề.
− Sản xuất công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Di dời các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp tập trung, bên ngoài nội ô thành phố.
− Vừa tăng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa chú trọng cải tiến mẫu mã, nhãn mác, chú trọng khâu đăng ký chất lượng sản phẩm hàng hóa.
− Chú trọng các hoạt động khuyến công dưới nhiều hình thức.
3.1.2 Định hướng phát triển các ngành công nghiệp
− Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản: Công nghiệp chế biến thủy sản là ngành mũi nhọn của thành phố và của tỉnh Cà Mau. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển công nghiệp chế biến nông thủy sản để phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới công nghệ chế biến. Từng bước tăng tỷ lệ sản phẩm hàng tinh chế, hàng ăn liền có giá trị gia tăng cao. Tăng cường các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các công đoạn sản xuất, đảm bảo sản phẩm đủ tiêu chuẩn.
− Cơ khí sửa chữa: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp cơ khí sản xuất, sửa chữa, tập trung vào thiết bị máy móc nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện vận tải, sản xuất khung nhà tiền chế.
− Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Mở rộng các cơ sở sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng của thành phố, đầu tư một số trạm trộn bê tông nhựa nóng, trạm sản xuất, cung ứng bê tông lỏng phục vụ xây dựng dân dụng, xưởng sản xuất trụ bê tông ly tâm, sản xuất vật liệu xây dựng nhẹ, tiến tới sản xuất cấu kiện nhà lắp ghép.
− Các ngành công nghiệp khác: Ưu tiên, khuyến khích đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất nước đá phcụ vụ ngành thủy sản, chế biến gỗ, đồ mộc gia dụng, sản xuất bao bì (phục vụ nhà máy phân đạm, bao bì thủy sản xuất khẩu,…)
− Tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn: Hỗ trợ đào tạo, nguồn vốn, kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác nhằm phát triển nhanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở vùng nông thôn. Xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và các cụm công nghiệp chế biến nông phẩm ở ven đô. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn khôi phục và mở rộng sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống của địa phương như: dệt chiếu, nước chấm,..
3.2 Thương mại - dịch vụ - du lịch
3.2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển chung của ngành dịch vụ
− Khai thác thế mạnh của thành phố là tỉnh lỵ và là đầu mối giao thông với của tỉnh, tiếp tục phát triển hệ thống thương mại - dịch vụ - du lịch, giữ vai trò trung tâm, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thành phố và vùng phụ cận; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch, từng bước hình thành dịch vụ vận tải hành
khách công cộng. Phấn đấu đưa kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng vượt trội trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
− Thực hiện công tác kiểm tra, quản lý thị trường, chống các hành vi gian lận thương mại; kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Từng bước quy hoạch sắp xếp trật tự mua bán theo ngành hàng, khu vực; tiếp tục xây dựng nâng cấp một số điểm chợ trong nội ô thành phố, chợ nông thôn và thực hiện kế hoạch phát triển mô hình du lịch nhà vườn; khẩn trường hoàn thành và sắp xếp ổn định các hộ kinh doanh khu vực chợ đêm
− Dự kiến tốc độ tăng trưởng giá trị thêm của ngành thương mại - dịch vụ từ nay đến năm 2010 là 20%/năm. Đến năm 2010 ngành thương mại - dịch vụ sẽ chiếm khoảng 45%.
3.2.2 Định hướng phát triển các ngành thương mại - dịch vụ - du lịch3.2.2.1Thương mại 3.2.2.1Thương mại