Giao thông đường thủy

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 60 - 61)

I. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘ I XÂY DỰNG THÀNH PHỐ CÀ MAU 1 Hiện trạng dân số và lao động

b)Giao thông đường thủy

- Các tuyến giao thông thủy quốc gia:

• Tuyến kênh xáng Cà Mau – Bạc Liêu: từ trung tâm Cà Mau (sông Gành Hào) đi Bạc Liêu.

• Tuyến kênh Quản lộ - Phụng Hiệp: từ trung tâm Cà Mau (sông Gành Hào) đi Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ.

• Sông Ông Đốc: từ Cà Mau (sông Tắc Thủ) đi thị trấn Sông Đốc.

Các tuyến kênh này hình thành nên mạng lưới giao thông đường thủy của Thành phố Cà Mau: vận chuyển hàng hóa từ Cà Mau đi TPHCM và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ, xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng Năm Căn, Sông Đốc, hiện có thể đáp ứng cho nhu cầu vận tải các loại tàu thuyền có trọng tải 600 – 700 tấn.

- Các tuyến giao thông thủy khác:

• Sông Tắc Thủ: từ trung tâm Thành phố Cà Mau đi khu Khí – điện – đạm Khánh An (sông Ông Đốc).

• Kênh xáng Lương Thế Trân: chạy về phía nam Thành phố, nối sông Gành Hào với sông Ông Đốc.

• Tuyến Rạch Rập từ sông Tắc Thủ đến Kênh xáng Lương Thế Trân • Sông Trẹm từ sông Ông Đốc đi Thới Bình.

- Bến tàu:

• Bến tàu khách (Bến tàu A): trên sông Tắc Thủ hiện có khoảng 400 ghe, tàu vận chuyển 3500 – 4000 hành khách qua bến mỗi ngày.

• Cảng hàng hóa ( Bến tàu B): trên sông Gành Hào, cạnh khu nhà máy chế biến hải sản. Hiện có khoảng 2500 hành khách và khoảng 300 ghe tàu thông qua mỗi ngày.

Đánh giá hiện trạng: hệ thống giao thông thủy của Thành phố Cà Mau hiện rất thuận lợi, đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đi Cần Thơ, TPHCM và các tỉnh ĐBSCL. Đây là một trong những thế mạnh về giao thông của Thành phố Cà Mau.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 60 - 61)