Hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 80 - 85)

IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CÀ MAU

b) Hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình toàn cầu hóa đan xen với khu vực hóa kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô, cường độ cũng như nội dung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cho nước ta cả những cơ hội mới và những thách thức mới.

Với việc tham gia vào các tổ chức khu vực như AFTA, APEC, WTO tạo điều kiện cho nước ta có môi trường thuận lợi và điều kiện mở rộng các quan hệ hợp ၴác trên nhiều mặt, nhất là tronၴ các lĩnh vực thương mại, khoa ၴọc công nghệ, đầu tư trực tiếp của nước ngoài và tiếp nhận vốn ၴDA. Để có thể tiếp tục nhận vốn ၴ ODA và thu hút vốn FDI trên phạၴ vi cả nước cũng như trên địa bàn thành phố Cà Mau cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cả về khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính và các chính sách nhất quán; đồng thời các ngành của tỉnh cũng phải chuẩn bị tốt danh mục các dự án ưu tiên, các dự án khả thi và tiền khả thi. Đối với nhiều loại hàng hóa là thế mạnh của Cà Mau như thủy sản chế biến, gạo, hoa quả…. có điều kiện thuận lợi xâm nhập thị trường thế giới.

Ngoài những tác động tích cực trên, chúng ta cũng phải chuẩn bị để đối phó với những “mặt trái” của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Các ngành, các doanh nghiệp phải có những nỗ lực vượt bậc để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ, thực hiện các cam kết hội nhập, nhất là các tiến trình giảm thuế. Khi nước ta tham gia khu vực mậu dịch do ASEAN, thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cùng với việc gia nhập WTO,…. các doanh nghiệp của Cà Mau cũng như của cả nước sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các mặt hàng cùng chủng loại của các nước ASEAN, Trung Quốc và cùng hướng đến những thị trường như liên minh Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản,…

1.1.2. Phương hướng phát triển vùng ĐBSCL

Mục tiêu tổng quát phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2010 là huy động vốn cao nhất các nguồn nội lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng, nhanh chóng đưa ĐBSCL trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (bằng 1.3 – 1.5 lần mức tăng trưởng của cả nước), các măt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước.

Về nông ngư nghiệp: xây dựng các vùng sản xuất hiện đại hóa với sản phẩm có chất

lượng và giá trị cao, sức cạnh tranh lớn, giữ vững mức xuất khẩu gạo trên 3 triệu tấn/năm.

Về công nghiệp: phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp khoảng 14-16% năm, đưa

lớn có trình độ công nghệ cao. Hình thành khu công nghiệp Khí – điện – đạm quy mô lớn tại Cà Mau.

Hình thành vùng du lịch sinh thái có sức cạnh tranh cao trong khu vực. Xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo an toàn ổn định cho dân cư vùng ngập lũ. Giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc, từng bước đưa cuộc sống của nhân dân tiến tới văn minh, hiện đại

Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau nói chung và thành phố Cà Mau nói riêng gắn liền với sự phát triển chung của khu vực ĐBSCL thể hiện trong các vấn đề giao lưu kinh tế, cùng phối hợp thực hiện các chương trình phát triển giao thông, thủy lợi, bảo vệ môi trường, nhất là phối hợp trong việc phát triên các vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, tránh tình trạng thừa công suất hoặc thừa nguyên liệu, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp

1.2. Bối cảnh trong tỉnh Cà Mau và khu vực lân cận

1.2.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau đến năm 2010

Toàn tỉnh Cà Mau được phân chia thành 3 vùng kinh tế: vùng kinh tế biển; vùng phía nam Cà Mau (vùng sản xuất thuộc hệ sinh thái nước mặn: nuôi tôm, trồng lúa, rừng ngập mặn,…); vùng phía Bắc Cà Mau (vùng sinh thái ngọt: rừng tràm, trồng lúa, mía và nuôi trông thủy sản). Thành phố Cà Mau thuộc cả vùng nam Cà Mau và Bắc Cà Mau (ranh giới vùng theo sông Tắc Thủ - Kênh Xáng Cà Mau – Bạc Liêu).

Về nông nghiệp: sau khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mục tiêu đến năm 2010 là 600.000 tấn lương thực. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa để nâng cao phẩm cấp và chất lượng.

Về thủy sản: phát triển mạnh mẽ lĩnh vực nuôi trồng, trong đó nuôi bán thâm canh và luân canh ở quy mô thích ứng với môi trường, đồng thời phát triển nuôi tôm luân canh với trồng lúa. Duy trì sản lượng khai thác thủy sản sông biển theo hướng hạn chế khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ.

Về công nghiệp: phát triển cụm công nghiệp khí điện đạm Khánh An. Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.

Về du lịch: phát triển mạnh du lịch sinh thái và du lịch biển đảo trên cơ sở khôi phục, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái ngập mặn và nhất là xây dựng các khu du lịch: Đất Mũi, bãi Khai Long, Hòn Đá Bạc

1.2.2. Mục tiêu, quan điểm phát triển đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2010

Theo Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 28/11/2006 của Tỉnh ủy Cà Mau về phát triển đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

a) Mục tiêu

- Phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hoá bình quân chung toàn tỉnh đến năm 2010 là 25%, năm 2015 là 30% và 2020 là 40% (so với năm 2006, tỷ lệ đô thị hoá toàn tỉnh đạt trên 20%, cả nước là 26%). Kết cấu hạ tầng đô thị (hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) được đầu tư đạt chuẩn tối thiểu 70% đến năm 2015 và 100% đến năm 2020 theo quy chuẩn phân loại đô thị quy định tại Nghị định 72/2001/NĐ-CP, ngày 05/01/2001 của Chính Phủ. - Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp các đô thị hiện có,

trong đó chủ yếu tập trung sức đầu tư xây dựng 3 đô thị động lực chính là Thành phố Cà Mau, thị trấn Sông Đốc, thị trấn Năm Căn; phấn đấu đến năm 2010 thành phố Cà Mau đạt tiêu chí đô thị loại II, thị trấn Sông Đốc, thị trấn Năm Căn đạt tiêu chí đô thị loại IV.

- Phát triển các trung tâm xã, các cụm, tuyến dân cư tập trung để hình thành một số đô thị mới sau năm 2010. Phấn đấu đến năm 2020, mạng lưới đô thị toàn tỉnh có 1 thành phố, 2 thị xã, 19 thị trấn – trong đó có 13 thị trấn mới theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 đã được Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số 807/QĐ-CTUB, ngày 09/11/2004.

- Hoàn thành quy hoạch mạng lưới thương mại- dịch vụ - du lịch, khu - cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật các trung tâm thương mại- dịch vụ - du lịch ở các đô thị và các khu - cụm công nghiệp Khánh An, Hòa Trung, Sông Đốc, Năm Căn tạo động lực phát triển đô thị và nâng loại đô thị sau năm 2010.

- Phấn đấu sau năm 2010, quy hoạch , xây dựng các khu – cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, cơ bản không còn cơ sở, nhà máy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường phân bố rãi rác trên địa bàn dân cư đô thị. Đến năm 2015 giải quyết cơ bản về ô nhiễm chất thải công nghiệp (chất thải rắn, khí thải, nước thải, tiếng ồn).

- Phát triển đô thị nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội từng địa phương, khu vực với nền tảng là công nghiệp –thương mại – dịch vụ. Đô thị phải thực hiện chức năng trung tâm toàn diện trên từng địa bàn. Thành phố Cà Mau và thị trấn Sông Đốc, thị trấn Năm Căn là các đô thị động lực chính, tác động chi phối, thúc đẩy và tạo điều kiện thúc đẩy đô thị hóa trong toàn tỉnh.

- Quy hoạch phát triển đô thị phải có tầm nhìn, định hướng phát triển, lâu dài; đảm bảo cho trước mắt và mở rộng, nâng cấp trong tương lai; vừa cải tạo nâng cấp các đô thị hiện có, vừa đầu tư phát triển các khu đô thị mới như: trung tâm hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục – thể thao, thương mại – dịch vụ - du lịch, khu – cụm công nghiệp; xác định hệ thống giao thông thủy bộ chính; mở rộng, đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông gắn với đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước, cây xanh, vỉa hè; giải quyết vấn đề nhà ở; chỉnh trang đô thị, ngầm hóa mạng cáp điện – thông tin liên lạc một số trục giao thông chính; sắp xếp, bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Phát triển đô thị phải đảm bảo yếu tố bền vững thông qua quá trình đầu tư gắn kết giữa phát triển dân cư, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội trong quá trình phát triển đô thị.

- Phát triển đô thị gắn với phát triển hệ thống giao thông thủy, bộ. Khai thác lợi thế các tuyến đường giao thông bộ, nhất là các tuyến đường do Trung ương đầu tư đi qua địa bàn tỉnh để quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị.

1.2.3. Mối quan hệ với các huyện trong tỉnh và khu vực

Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế - văn hóa, đặc biệt là trung tâm về công nghiệp, dịch vụ (viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ), thương mại… của toàn tỉnh Cà Mau. Thành phố Cà Mau còn là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh. Do đó để đạt được các mục tiêu chung của cả tỉnh và xứng đáng là vai trò trung tâm của mình, thành phố Cà Mau phải phấn đấu để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy kinh tế cả tỉnh phát triển.

Ngoài ra, giữa thành phố Cà Mau và các huyện trong tỉnh còn có mối quan hệ giữa sản xuất hàng nông thủy sản và chế biến xuất khẩu, các huyện cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu tại thành phố Cà Mau. Thành phố Cà Mau cần phải phối hợp

các huyện trong việc phát triển giao thông thủy lợi, xây dựng các tour du lịch, trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w