Hiện trạng xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 53 - 57)

I. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘ I XÂY DỰNG THÀNH PHỐ CÀ MAU 1 Hiện trạng dân số và lao động

5. Hiện trạng xây dựng

Những năm chín mươi trở về trước, Thành phố Cà Mau đã được thiết kế và bắt đầu xây dựng theo quy hoạch. Song tốc độ chưa cao so với điều kiện kinh tế của thành phố nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung còn nhiều hạn chế.

Những năm gần đây, kinh tế của Thành phố Cà Mau đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể đã và đang tạo điều kiện để thực hiện những ý đồ cơ bản của các dự án xây dựng theo quy hoạch, đường xá được mở rộng, các khu chức năng được hình thành và phát triển. Có thể xem xét trên các mặt sau đây:

5.1 Công trình công nghiệp kho tàng

Khả năng phát triển công nghiệp của Cà Mau gồm công nghiệp chế biến thủy hải sản, nông sản, cơ khí sửa chữa, công nghiệp sản xuất gỗ gia dụng, vật liệu xây dựng,…

Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đa phần phân tán và hình thành tự phát, nhiều cơ sở xen kẽ trong khu dân cư, việc mở rộng gặp nhiều khó khăn, gây ô nhiễm môi trường, không an toàn cháy nổ; ngành nghề đơn điệu, chủ yếu là chế biến thủy sản, mộc gia dụng, sửa chữa cơ khí. Làng nghề nông thôn không phát triển.

Thành phố hiện có 03 dự án quy hoạch khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, quy mô 419 ha:

- Khu công nghiệp phía Bắc tại phường 1, quy mô 74 ha. Đây là khu công nghiệp tập trung chế biến thủy hải sản, vật liệu xây dựng, tuy nhiên hiện đã điều chỉnh thành khu tiểu thủ công nghiệp vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ.

- Khu công nghiệp phía Nam thuộc phường 8 và xã Lý Văn Lâm, trên cơ sở kéo dài khu công nghiệp hiện có, đây là khu công nghiệp chế biến thủy hải sản, cơ khí và kho, cảng, bến bãi, quy mô 200 ha.

- Khu tiểu thủ công nghiệp An Xuyên, quy mô 145 ha.

Mặc dù một số khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được quy hoạch nhưng đầu tư kết cấu hạ tầng còn chậm và không đồng bộ (kể cả hạ tầng đầu nối và hạ tầng nội bộ), do đó chưa có sức hút các doanh nghiệp đầu tư vào. Ngoài khu công nghiệp phường 8 phát triển trên cơ sở hiện có (cảng cá và một số nhà máy hiện hữu), hiện chỉ có khu tiểu thủ công nghiệp An Xuyên đang triển khai thực hiện.

5.2 Công sở và công trình phục vụ công cộng5.2.1 Công trình hành chính, công cộng tỉnh 5.2.1 Công trình hành chính, công cộng tỉnh

Hiện đã được xây dựng ổn định và tập trung tại khu vực phường 5 và dọc đường Phan Ngọc Hiển, một số cơ quan sử dụng những công trình cũ hoặc xây dựng sau những năm 1975 đến nay đã xuống cấp. Một số công trình đã xây dựng theo quy hoạch như: Bưu điện, trụ sở Hải quan, cơ quan thuế, sở xây dựng, … Dự kiến sẽ chuyển vị trí và xây dựng mới một số cơ quan ban ngành của tỉnh về khu vực phường 6 là khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc ( theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt).

5.2.2 Công trình hành chính Thành phố

Được đầu tư xây dựng tại phường 9 với công trình UBND Thành phố, hội trường Thành phố. Ngoài ra còn một số cơ quan, ban ngành ở rải rác tại một số đường trong thành phố. Tuy nhiên đa phần đã xuống cấp, dự kiến sẽ chuyển về khu vực trung tâm hành chính Thành phố, quãng trường Thành phố tại phường 9.

5.2.3 Công trình hành chính cấp phường

Chủ yếu sử dụng các công trình dạng nhà mặt phố, đa số đã xuống cấp và không đủ quy mô, cần cải tạo, mở rộng hoặc đầu tư xây dựng mới.

Khu thể dục thể thao, sân bóng đá của tỉnh trên đường Phan Ngọc Hiển hiện có quy mô hạn chế, các công trình đã xây dựng lâu năm và đã xuống cấp, dự kiến sẽ chuyển thành Trung tâm thể dục thể thao của Thành phố. Trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh dự kiến sẽ xây dựng mới tại khu vực phường 6, phía Tây sân bay hiện hữu (theo quy hoạch chi tiết khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc). Các công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí khác chủ yếu xây dựng với quy mô nhỏ, xây dựng tạm, chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa của người dân.

5.4 Công trình thương mại – dịch vụ - du lịch5.4.1 Thương mại – dịch vụ 5.4.1 Thương mại – dịch vụ

Trên cơ sở quy hoạch phát triển thương mại – dịch vụ của tỉnh được duyệt, trong thời gian qua, thành phố đã phối hợp với Sở thương mại – du lịch triển khai thực hiện trên địa bàn, đến nay đã có 9.026 cơ sở kinh doanh – dịch vụ. Thành phố hiện có 01 trung tâm thương mại tại phường 07, có cụm thương mại tại xã Tắc Vân; 03 hợp tác xã thương mại đang hoạt động. Các siêu thị mini thuộc các doanh nghiệp và toàn bộ các xã phường đều đã có chợ. Tổng số chợ trên địa bàn là 27 chợ, trong đó có 01 chợ loại 1, 01 chợ loại 2 và 25 chợ loại 3. Từ năm 2002 – 2005 bằng nguồn ngân sách của nhà nước cộng với huy động nhân dân, thành phố đã xây dựng lại các chợ phường 5, phường 6, Xã Tân Thành, Xã Hòa Thành, Xã An Xuyên, Xã Lý Văn Lâm.

Mặc dù đã được đầu tư mới, cải tạo nâng cấp một số chợ, cửa hàng thương mại,… nhưng tại các phường vẫn xảy ra tình trạng quá tải về mặt bằng kinh doanh, nhiều khu vực vẫn chưa có nơi họp chợ. Hạ tầng các khu chợ, thương mại chưa đảm bảo, tình trạng ô nhiễm, mất vệ sinh khá phổ biến.

5.4.2 Du lịch

Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố là rất lớn, tuy nhiên chưa phát huy hết lợi thế do nhiều yếu tố như: cơ sở hạ tầng du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, lực lượng lao động của ngành du lịch qua đào tạo chưa đủ đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Quy mô khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn thành phố tăng khá nhanh năm 2001 trên địa bàn thành phố có 14 khách sạn với tổng số phòng là 332 phòng (có 1 khách sạn 3 sao và 2 khách sạn 2 sao). Đến nay năm 2007 đã có 30 khách sạn với tổng số phòng là 1000 phòng, trong đó có 600 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế.

Trên đường Phan Ngọc Hiển và một số khu vực có một số nhà hàng khách sạn mới xây dựng cao tầng như: Ánh Nguyệt, Best, Thái Hoàng, Hoàng Gia, Địa Ốc, Quốc Tế,…..

Các điểm tham quan du lịch và vui chơi giải trí đang dần được nâng cấp. Các dịch vụ du lịch ngày càng phát triển.

Dịch vụ xây dựng nhà cho thuê ở nội ô thành phố tăng rất nhanh phục vụ nhu cầu nhà ở của công nhân, học sinh, sinh viên và những hộ mới chuyển về thành phố chưa có nhà ở. Tuy nhiên số nhà trọ quản lý được còn rất thấp.

5.5 Y tế

Bệnh viện Tỉnh mới được sửa chữa nâng cấp với quy mô 500 giường bệnh, bệnh viện đa khoa Thành phố với khoảng 100 giường, các trung tâm y tế phường xã được đầu tư xây dựng mới. Toàn bộ xã phường đều có trạm y tế. Ngoài ra trên địa bàn Thành phố còn rải rác các phòng khám và bệnh viện tư nhân, góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh vào hệ thống y tế công cho người dân.

5.6 Giáo dục – đào tạo, dạy nghề5.6.1 Giáo dục phổ thông 5.6.1 Giáo dục phổ thông

Trong những năm qua, UBND Thành phố cũng như cấp Ủy luôn quan tâm chỉ đạo tăng cường đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trường lớp, tạo mặt bằng để có điều kiện triển khai các dự án đầu tư xây dựng trường lớp từ các chương trình của Trung ương và Tỉnh.

Năm học 2007 – 2008, Thành phố có 66 trường học (124 điểm trường), có 910 phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, tăng 290 phòng so với năm 1998.

5.6.2 Giáo dục đại học, cao đẳng, đào tạo nghề

Năm học 2007 – 2008 trên địa bàn Thành phố có 12 cơ sở đào tạo với 20.494 sinh viên, học viên theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề. Đa số các trường học đều đã cũ, cơ sở hạ tầng xuống cấp, quy mô hạn chế và khó có khả năng mở rộng.

5.7 Nhà ở

Mật độ xây dựng nhà ở trong Thành phố khác nhau, dày đặc nhất là phường 2, phường 5 với đa số là nhà 2 tầng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, một số nhà 3,4,5 tầng tập trung trên đường Phan Ngọc Hiển, Hùng Vương, Nguyễn Trãi,…

Thành phố cũng đang đầu tư xây dựng một số khu dân cư đô thị mới tại các phường 1,7,8,9 và xã Lý Văn Lâm. Nhà ở chủ yếu là loại nhà kiên cố 2- 4 tầng. Tuy nhiên tốc độ xây dựng còn chậm, mật độ chưa tập trung.

Trong Thành phố vẫn tồn tại một số khu ở tạm bợ, chật hẹp ven các con đường nhỏ và các khu vực ngoại vi, chủ yếu là nhà bán kiên cố, nhà tạm.

• Nhà ở ven sông rạch

Thành phố Cà Mau là đô thị sông nước của vùng cực Nam Tổ Quốc, giao thông đường thủy với các tuyến sông, kênh, rạch đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh cũng như của Thành phố Cà Mau. Dọc theo các tuyến sông, kênh, rạch đã tạo nên một quần cư sầm uất, chiếm tỷ trọng 14% cư dân Thành phố, đã tồn tại lâu dài với một nền kinh tế phong phú đa dạng, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế -xã hội của Thành phố. Tuy nhiên ngoài tính chất thông thường và tạo nên cảnh quan đặc trưng của đô thị, biểu trưng cho hình thái ở của vùng sông nướ, các tuyến dân cư còn xây dựng mang tính tự phát, thiếu những chính sách quản lý riêng biệt của Nhà nước đối với khu vực này, nên chưa phù hợp với cảnh quan chung và không đảm bảo những vấn đề về vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w