Thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 30 - 31)

IV. XU THẾ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

3. Thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam

Những Thành phố lớn ở nước ta, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô hà Nội, hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong quá trình phát triển bền vững, đó là:

Thách thức to lớn về phân bố dân cư trên từng vùng lãnh thổ. Nạn ùn tắc giao thông triền miên, tai nạn giao thông khá nghiêm trọng; Chưa có phương án hữu hiệu xử lý rác thải (rác thải y tế, công nghiệp…). Tình trạng “nhà ổ chuột” chưa được xử lý triệt để; Thiếu diện tích hợp lý cho công viên – cây xanh; Nạn triều cường và ngập nước mưa; Bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy các nhà cao tầng; Chưa có giải pháp xử lý tốt các tệ nạn: trộm cướp, mại dâm, ma túy… Nguồn nước sạch cung cấp cho cư dân đô thị đang có nguy cơ bị ô nhiễm; Môi trường và di sản có nguy cơ bị đe dọa; Khu công nghiệp, sân bay, bến cảng đã nằm trong khu vực nội ô…

Nguyên nhân thực trạng phát triển đô thị của nước ta hiện nay bao gồm:

- Quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn chưa chuyển biến mạnh mẽ theo hướng “Ly nông bất ly hương”.

- Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn biến còn khá chậm. Ở một số địa phương, tỷ trọng công nghiệp còn tăng chậm, thậm chí có năm tỷ trọng này còn giảm tương đối.

- Quá trình đô thị hóa thiếu biện pháp kiểm soát chặt chẽ và không được quy hoạch hợp lý đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái.

- Nguyên nhân từ chất lượng sống ở đô thị chưa tốt, chậm được cải thiện, kém sức hấp dẫn về môi trường sống nên rất nhiều người khi nghỉ hưu đã trở về nông thôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w