0
Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CÀ MAU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN 2010 (Trang 114 -115 )

VI. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 1 Nhiệm vụ

2.2 Giải pháp về vốn

- Phát huy nội lực, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, tăng tích lũy ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó tăng nguồn vốn đối ứng và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển, thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư trên địa bàn.

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội thông qua các chính sách thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

- Kêu gọi sự hỗ trợ đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương, Tỉnh, nước ngoài,…. tạo điều kiện cho thành phố sớm đạt các tiêu chí đô thị loại II.

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư của thành phố trong thời gian tới cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau:

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó có cả ngân sách từ trung ương và ngân sách của tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước (bao gồm vốn ngân sách, ODA, tín dụng ưu đãi, vốn của các doanh nghiệp nhà nước,..) sẽ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu đầu tư. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thành phố, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng

cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương và tỉnh đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thủy lợi, cung cấp điện….

- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân: Ước tính chiếm khoảng 40-50% trong cơ cấu vốn đầu tư. Để tăng nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố

- Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài thành phố (kể cả vốn đầu tư nước ngoài); dự kiến sẽ đáp ứng được khoảng 25-35% tổng nhu cầu vốn đầu tư. - Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, thu hút vốn đầu tư từ Việt Kiều,

vốn đầu tư nước ngoài

Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ tỉnh ngoài vào thành phố, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất.

Đặc biệt đối với phát triển hạ tầng các khu đô thị mới phải khai thác tốt nguồn vốn từ quỹ đất, quỹ đất là nguồn vốn hết sức quan trọng để tạo vốn cho đầu tư phát triển. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất các khu dự án nhà ở, thực hiện đổi quyền sử dụng đất lấy công trình hạ tầng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CÀ MAU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN 2010 (Trang 114 -115 )

×