Thời gian phẫu thuật được tính từ lúc rạch da cho đến lúc đóng da xong. Đây là tiêu chuẩn đánh giá độ phức tạp của cuộc mổ một cách tương đối, bởi vì tiêu chuẩn này còn bị ảnh hưởng bởi sự thạo việc, sự hợp tác trong nhóm, trang thiết bị dụng cụ…Thật vậy, trong khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi thấy những ca mổ càng về sau thì thời gian mổ càng ngắn lại (Bảng 4.34).
Bảng 4.34: Thời gian mổ (tính từ lúc rạch da đến khâu da xong).
Thời gian (phút) 75’ 80’ 90’ 105’ 120’ Tần suất 2 15 29 16 4
Tổng cộng 66 BN
+ Mổ nhanh nhất là 1giờ 15 phút: 02 bệnh nhân + Mổ lâu nhất là 120 phút : 04 bệnh nhân
Trong luận văn chuyên khoa II năm (2000) của cùng tác giả V.V.Sĩ [13], nghiên cứu 38 trường hợp trật, gãy trật CSC C3-C7 được điều trị bằng phương pháp Bohlman. Kết quả thời gian mổ trung bình là 107 phút (75-165 phút). Khi so sánh với thời gian mổ trung bình của phẫu thuật Bohlman cải tiến là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Trong luận văn CKII năm 2005, tác giả Trương Thiết Dũng nghiên cứu 86 trường hợp gãy CSC thấp. Tác giả mổ bắt nẹp vít thân đốt lối trước cho 18 trường hợp, thời gian mổ trung bình là 116,50 phút (80 – 180 phút). Mổ lối sau, nẹp vít khối bên cho 68 trường hợp, thời gian mổ trung bình là 115,15 phút (60 – 180 phút). Thời gian mổ trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi và thời gian mổ trung bình trong nghiên cứu của tác giả Trương Thiết Dũng (được trình bày trong biểu đồ 4.24) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cụ thể: P = 0,0002 so với bắt nẹp vít khối bên, P = 0,0004 so với nẹp vít thân đốt lối trước.
Biểu đồ 4.24: So sánh thời gian mổ trung bình của 4 phương pháp mổ:
- Bohlman cải tiến: 92 phút. - Bohlman: 107 phút. - Nẹp-vít mỏm khớp: 115 phút. - Nẹp-vít thân đốt: 116 phút. 92 107 115 116 0' 20' 40' 60' 80' 100' 120' 140'
Bohlman cải tiến Bohlman nẹp mỏm khớp nẹp lối trước thời gian mổ trung bình