SỰ VỮNG CHẮC CỦA PHẪU THUẬT BOHLMAN CẢI TIẾN

Một phần của tài liệu Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi căng xoay bằng phẫu thuật bohlman cải tiến (Trang 125 - 128)

Khi so sánh trong các phương pháp kết hợp xương lối sau, gồm kết hợp xương mỏm gai, mỏm khớp và bản sống, thì kết hợp xương mỏm gai cung cấp lực ép mạnh nhất, bởi vì nó có tay đòn dài nhất.

Benzel: “Buộc chỉ thép mỏm gai tạo lực ép (chống lực căng) mạnh hơn buộc chỉ mỏm khớp hoặc nẹp vít mỏm khớp,bởi vì khối mỏm khớp có tay đòn ngắn hơn tay đòn của mỏm gai”[36].

Chỉ thép mỏm gai + xương ghép cho 1 kết cấu rất vững chắc và phải xem nó là một kỹ thuật KHX vững chắc. Sự căng chỉ “gần tối đa” sẽ còn một ít cử động, nó tạo ra sự cố định mềm dẻo nhưng có phần cứng nhắc [36].

Panjabi cho rằng chỉ thép mỏm gai và cố định xương ghép phía sau cho một kết cấu vững chắc ngay tức thì vì nó cung cấp lực ép mạnh nhất chống lại lực căng gây trật cột sống nhờ tay đòn dài [94].

Buộc chỉ thép mỏm gai và ghép xương phía sau cung cấp một sự vững chắc tức thì, thuộc loại cố định ép – mềm dẻo lối sau. Tuy nhiên, muốn kết cấu này phát huy tác dụng tối đa, điều kiện là dây chằng dọc trước và mỏm khớp còn tốt [35].

Buộc chỉ mỏm gai cung cấp sự cố định ngắn chống lực căng. Ở vùng cổ, sự hàn xương 1 tầng có thể làm giảm nguy cơ gù và cũng có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa tầng kế cận [75].

Buộc chỉ mỏm gai và cố định xương ghép phía sau là làm vững chắc ngay tức thì, đồng thời thúc đẩy sự liền xương tốt, do có sự gia cố lực ép lên xương ghép - mỏm gai - bản sống. Xương ghép sẽ chuyển hóa ngay nơi buộc chỉ thép, điều đó chỉ là lý thuyết (tức là không có sự tiêu xương và làm lỏng chỉ) nhưng thỉnh thoảng cũng có lỏng chỉ xảy ra, điều này có liên quan đến kỹ thuật siết chỉ thép [36].

Kỹ thuật buộc chỉ thép mỏm gai và hàn xương cho sự vững chắc tức thì, nhưng về lâu dài có thể lỏng chỉ do tiêu xương (điều này còn đang tranh luận).

Để minh chứng sự vững chắc của phẫu thuật Bohlman cải tiến, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên xác rã đông, có so sánh với các phương pháp kinh điển. Kết quả 3 mẫu thử nghiệm trên xác được ghi nhận trong bảng 4.26. Ở mẫu thử nghiệm 1: khảo sát sự chống lực gập của phương pháp KHX thanh dọc – vít mỏm khớp, kết quả khoảng gian 2 mỏm gai toác rộng 3mm dưới tác động của lực gập 18kg. Ở mẫu 2: thử nghiệm phẫu thuật Bohlman cải tiến, kết quả khoảng 2 mỏm gai toác 5mm với lực gập 18kg (H 4.60). Và cuối cùng là kết quả chống lực căng của phương pháp KHX liên thân sống, khoảng 2 mỏm gai toác rộng 9mm dưới tác dụng của lực gập 18kg. Kết quả này phần nào cũng chứng minh được sự vững chắc của phẫu thuật Bohlman cải tiến không thua kém gì so với các phương pháp KHX kinh điển (bảng 4.26).

Bảng 4.26: So sánh độ vững chắc của Bohlman cải tiến và các KHX kinh điển. LOẠI KHX LỰC TÁC ĐỘNG TOÁC MỎM GAI GÃY XƯƠNG, GÃY DỤNG CỤ NẸP-VÍT MỎM KHỚP 18Kg 3mm Không BOHLMAN

CẢI TIẾN 18Kg 5mm Không

NẸP-VÍT

THÂN SỐNG 18Kg 9mm Không

Hình 4.60: Thử nghiệm sự vững chắc của phẫu thuật Bohlman cải tiến, toác

rộng liên mỏm gai = 5mm (12-7 = 5mm) dưới tác dụng của lực gập 18kg.

Trong lô nghiên cứu của chúng tôi không có ca nào bị tiêu xương, và tỷ lệ liền xương đạt 100%.

Với 66 BN được phẫu thuật Bohlman cải tiến, không có trường hợp nào di lệch hay gập góc thứ phát đáng kể. Suốt quá trình theo dõi di lệch trung bình chỉ 0,1mm, độ gập gốc tăng thêm chỉ 1,10. Kết quả này nói lên sự vững chắc của phương pháp kết hợp xương.

*Khuyết điểm của phẫu thuật Bohlman (cũng là khuyết điểm chung của phẫu thuật lối sau), gồm:

- Không lấy được đĩa đệm bị thoát vị. Vì vậy, nếu có thoát vị đĩa đệm kèm theo thì có chỉ định mổ lối trước hoặc mổ 2 lối.

- Tư thế nằm sấp của bệnh nhân có khó khăn trong vấn đề gây mê hồi sức và chuyển bệnh. Tuy nhiên, với việc sử dụng giường xoay striker và sự tiến bộ của

ngành gây mê hồi sức, khó khăn đã được khắc phục. Chúng tôi đã mổ 66 bệnh nhân bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến chưa bị tai biến nào về mặt này.

Một phần của tài liệu Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi căng xoay bằng phẫu thuật bohlman cải tiến (Trang 125 - 128)