NGHIÊN CỨU MÔ TẢ THỰC NGHIỆM TRÊN XÁC RÃ ĐÔNG VỀ

Một phần của tài liệu Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi căng xoay bằng phẫu thuật bohlman cải tiến (Trang 67 - 68)

ĐỘ VỮNG CỦA PHẪU THUẬT BOHLMAN CẢI TIẾN

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Hai xác tươi, đông lạnh -300C

Tiêu chuẩn loại trừ: Cổ cử động thụ động bị cứng.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu thực nghiệm trên xác rã đông về độ vững chắc của phương pháp KHX Bohlman cải tiến so sánh với các phương pháp thanh dọc - vít mỏm khớp và nẹp - vít thân đốt ở 3 biến số: sự di lệch thứ phát, tình trạng dụng cụ KHX và sự chịu lực của xương sống cổ thấp.

Phương pháp tiến hành (hình minh họa tại trang 68-72)

- Thí nghiệm 1 trên xác (I): đường mổ phía sau, bộc lộ bản sống C4- C5, cắt hết các dây chằng liên gai, trên gai, D/C vàng, bao khớp, D/C dọc sau, vành xơ phía sau (giống như tổn thương do cơ chế cúi – căng – xoay gây ra). Bắt thanh dọc -vít vào mỏm khớp. Tác động lực gập 18Kg lên cổ bằng cách kéo đầu cúi. Ghi nhận khoảng cách di lệch giữa 2 bản sống trước và sau khi kéo tạ.

-Thí nghiệm 2 cũng trên xác (I): tháo bỏ thanh dọc - vít. KHX Bohlman cải tiến với chỉ thép 0,7mm, tác động lực gập 18Kg lên cổ bằng cách kéo đầu cúi. Ghi nhận khoảng cách di lệch giữa 2 bản sống trước và sau khi kéo tạ.

-Thí nghiệm 3 trên xác (II): bộc lộ thân đốt C4 – C5 lối trước, cắt D/C dọc trước, đĩa đệm và D/C dọc sau. Ghép xương liên thân đốt và KHX nẹp – vít thân đốt. Ở phía sau, bộc lộ bản sống, mỏm khớp C4 - C5, cắt các D/C phía sau. Treo tạ 18kg như hai thí nghiệm trước. Ghi nhận khoảng cách 2 bản sống trước và sau khi treo tạ.

Một phần của tài liệu Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi căng xoay bằng phẫu thuật bohlman cải tiến (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)