PHỤC HỒI DI LỆCH TRUNG BÌNH

Một phần của tài liệu Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi căng xoay bằng phẫu thuật bohlman cải tiến (Trang 128 - 130)

Đốt sống di lệch ra trước trên mặt phẳng ngang do trật khớp. Nếu trật 1 mỏm khớp thì di lệch khoảng < 1/3 thân đốt. Trật 2 mỏm khớp thì di lệch ra trước > 1/3 thân sống. Sự di lệch này làm hẹp ống sống tương đương với tỷ lệ trật ra trước của thân đốt. Hẹp ống sống do di lệch thân đốt có thể gây chèn ép tủy sống với nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, việc nắn chỉnh sớm là phương pháp giải ép đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất.

Việc nắn chỉnh nhằm 3 mục đích:

Thứ nhất là phục hồi hình dạng giải phẫu, phục hồi đường kính ống sống, giải ép tủy và rễ thần kinh. Boehler, Bohlman và nhiều tác giả khác đồng ý là để giải ép tủy, việc trước tiên và quan trọng nhất là nắn trật. Thứ hai là phục hồi sự chịu lực, nhất là chịu lực ép ở cột trước và ở hai mỏm khớp, tạo điều kiện cho cột sống lấy lại sự vững chắc, vì theo White, sự di lệch > 3,5mm là mất vững. Thứ ba là tạo điều kiện để lành xương tốt, vì nắn tốt sẽ tăng bề mặt tiếp xúc của xương, tái lập tuần hoàn tân tạo sớm, nhất là đối với ghép xương liên thân đốt. Do đó, nắn trật được xem là bước quan trọng đầu tiên trong điều trị gãy trật.

Sự nắn chỉnh và khả năng duy trì kết quả nắn chỉnh nói lên tính hiệu quả của một phương pháp kết hợp xương. Trong nghiên cứu này, di lệch trước mổ trung bình là 5mm. Ngay sau mổ, sự di lệch được nắn lại trung bình còn 0,3mm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p < 0, 01). Kết quả nắn tốt hay không tốt còn phụ thuộc nhiều vào thời gian vào viện. Nếu thời gian vào viện 3 tuần trở lên thì tỷ lệ nắn kín thất bại cao vì mô xơ dính, trong trường hợp đó phải mổ nắn, có trường hợp phải gọt 1/3 mỏm khớp trên của đốt sống dưới mới nắn vào. Chúng tôi có 13 (12, 5%) trường hợp như thế.

Khả năng duy trì kết quả nắn chỉnh được trình bày trong bảng 4.27. Để đánh giá khả năng này, chúng tôi ghi nhận và so sánh sự di lệch ở thời điểm 3 – 6 tháng

sau mổ là 0,3mm và ở lần tái khám cuối cùng là 0,4mm. Kết quả so sánh không có sự khác biệt nhiều, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy lần lượt là (P = 0, 5) và (P = 0,3). Kết quả này nói lên tính ổn định và sự chống di lệch thứ phát rất tốt của phương pháp điều trị.

Bảng 4.27: Diễn biến mức độ di lệch trung bình

Trước mổ Ngay sau mổ 3-6 tháng sau mổ Lần khám cuối Độ di lệch (mm) 5,0 0,3 0,3 0,4 Độ lệch chuẩn σ = 2,0 σ = 1,4 σ = 0,9 σ = 1,4 p p < 0,01 p > 0,05 p = 0,5 p = 0,3

Biểu đồ 4.19: Diễn biến độ di lệch theo thời gian (mm)

Dùng phép kiểm T-test so sánh từng cặp giá trị, chúng tôi nhận thấy độ di lệch trước mổ và độ di lệch tại các thời điểm sau mổ khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,01); trong khi đó, độ di lệch tại từng cặp thời điểm sau mổ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05): ngay sau mổ - sau mổ 3 tháng có p = 0,5; sau mổ 3 - 6 tháng – lần tái khám cuối cùng có p = 0,3 (Biểu đồ 4.19).

0 1 2 3 4 5 6

Tác giả Trương Thiết Dũng [6] nghiên cứu 18 BN nẹp - vít lối trước và 68 BN nẹp – vít lối sau, ghi nhận độ di lệch trước sau bằng phần trăm số đo chiều trước sau của thân đốt, và không cho số đo trung bình ở mỗi kỳ tái khám.

Bảng 4.28: Độ di lệch trước và sau mổ (T.T. Dũng)

Độ di lệch trước - sau Nhỏ nhất Lớn nhất Trước mổ 14,2% 100% (1 thân đốt)

Sau mổ 0% 6% (0,96mm)

Với chiều trước sau trung bình của các đốt sống cổ thấp từ 15 – 17 mm tương đương 100%, ta có thể đoán được 6% ≈ 0,96mm (Bảng 4.28).

Omar [92] với 52 trường hợp buộc chỉ thép mỏm gai để điều trị chấn thương cúi báo cáo kết quả không có trường hợp nào bị di lệch thứ phát.

So sánh kết quả nắn chỉnh và khả năng duy trì nắn chỉnh với các tác giả khác cho thấy phẫu thuật Bohlman cải tiến cung cấp sự vững chắc không thua kém các phương pháp kết hợp xương khác [12].

Một phần của tài liệu Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi căng xoay bằng phẫu thuật bohlman cải tiến (Trang 128 - 130)