TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi căng xoay bằng phẫu thuật bohlman cải tiến (Trang 57 - 59)

Ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu tổng kết của cả nước, mà từng nơi, từng tác giả có nghiên cứu riêng của mình. Từ thập niên 50-60, để vào đến cột sống, các tác giả ở bệnh viện Bình Dân bắt đầu bằng mổ lao cột sống lối sau (phẫu thuật Seddon) [9]. Hoàng Tiến Bảo (1970) phát triển phẫu thuật dùng lối vào trước cột sống cổ, lưng hay thắt lưng để điều trị lao cột sống được thực hiện lần đầu tiên tại bệnh viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh [19].

1.4.1. Phẫu thuật nẹp – vít thân đốt lối trước (Hình minh họa H1.24)

_ Tại bệnh viện Bình Dân, Hoàng Tiến Bảo và cộng sự (1980) báo cáo 100 trường hợp mổ lối trước điều trị lao cột sống. Tiếp theo, Võ Văn Thành và Vũ Tam Tỉnh (1984) đã điều trị 61/72 BN gãy và gãy trật cột sống cổ thấp. Có 34/61 BN tổn thương C3 - C7, đã mổ bằng lối vào trước [17].

_ Tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, từ 1985-1995 đã điều trị 356 trường hợp chấn thương CSC. Trong đó, gãy và gãy trật cột sống C3 - C7 chiếm 89,5% . Tỉ lệ tử vong giảm xuống còn 14, 94% [18]. Phương pháp điều trị là:

* Bảo tồn (254 BN) : kéo tạ, bột cổ, nẹp cổ cứng. * Mổ lối trước (56 BN) : giải ép-ghép xương-nẹp ốc. * Mổ lối sau (7 BN) : nắn chỉnh-néo ép-ghép xương.

Như vậy đến thập niên 80, bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình điều trị gãy CSC thấp vẫn chủ yếu là bảo tồn, kế đến là mổ lối trước.

+ Tại khoa Cột sống A (BV Chấn thương Chỉnh hình), từ năm 1996 đến nay, điều trị gãy trật CSC thấp bằng phẫu thuật lối trước hoặc bằng 2 lối.

+ Tại khoa Cột sống B (BV Chấn thương Chỉnh hình), từ năm 1996 đến nay, điều trị gãy trật C

_ Quân Y Viện 175 (1975-1987), Nguyễn Văn Cự và cộng sự đã điều trị 771 thương bệnh binh CSC thấp cơ chế cúi-căng-xoay bằng phẫu thuật lối sau hoặc bằng 2 lối cột sống. Trong đó có 100 BN chấn thương và vết thương CSC. Phương pháp điều trị: Bảo tồn, phẫu thuật nẹp vít lối trước, buộc chỉ thép - giải ép lối sau [2]. Kết quả được ghi nhận tốt.

_ Vũ Hùng Liên (2004), Viện Quân Y 103 – Học viện Quân Y, điều trị 81 BN bị chấn thương CSC, gồm 19 BN bị chấn thương CSC cao chiếm tỷ lệ 23,95%, và 62 BN bị chấn thương CSC thấp chiếm tỷ lệ 76,54%. Trong đó, phẫu thuật cắt thân sống – nẹp vít lối trước cho 11 BN [7] đạt kết quả tốt.

_ Hà Kim Trung [21], bộ môn ngoại Đại Học Y Hà Nội (1996), đã điều trị cho 6 BN bị gãy trật CSC thấp bằng phẫu thuật lối trước, kết quả có 3 BN phục hồi, không có tử vong.

1.4.2. Phẫu thuật nẹp-vít khối mỏm khớp lối sau (Hình minh họa H1.24A-B)

_ Lê Ngọc Dũng [5], khoa Ngoại Thần Kinh bệnh viện Đà Nẵng (1980-1990) đã điều trị 37 BN chấn thương CSC. Trong đó, phẫu thuật Roy-Camille trên 2 BN, tử vong 1 BN.

_ Tại bệnh viện Chợ Rẫy, Trương Thiết Dũng (2005), nghiên cứu 86 trường hợp gãy CSC thấp (gồm nhiều loại gãy) được phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó 18 BN được mổ nẹp vít lối trước, 68 BN mổ nẹp vít mỏm khớp lối sau. Sự phục hồi thần kinh của mổ lối sau 51,9%, mổ lối trước là 27,2%. Tử vong 2 BN. Bệnh nặng xin về 1 BN [6].

1.4.3. Phẫu thuật néo – ép chỉ thép mỏm gai lối sau (Bohlman)

_ Tại khoa cột sống B, bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, Võ Văn Sĩ (2000) áp dụng phương pháp néo ép mỏm gai phía sau bằng chỉ thép (phẫu thuật Bohlman có cải tiến) để điều trị 38 trường hợp gãy trật CSC thấp. Kết quả thu được gồm: phục hồi thần kinh 86,6%; liền xương 100%; di lệch thứ phát 5,4%; đứt và giãn chỉ thép KHX 7,9%; tử vong 2,6% [14].

Nhìn chung hiện nay các nghiên cứu đã cho thấy rõ rằng điều trị phẫu thuật trật và gãy trật CSC thấp cho kết quả tốt hơn hẳn so với các phương pháp điều trị bảo tồn, một phần nhờ vào kỹ thuật gây mê hồi sức hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại là nẹp - vít hoặc thanh dọc - vít giá thành quá đắt (18 triệu đồng/1 tầng) không phù hợp với thu nhập của đông đảo người dân lao động. Mặc khác, với đường mổ CSC lối trước, kỹ thuật bắt vít mỏm khớp thực sự là một thách thức với các phẫu thuật viên ít kinh nghiệm, đặc biệt là các bác sĩ trẻ, vì thế nhiều nơi còn e

ngại, đặc biệt ở tuyến tỉnh, thay vì phẫu thuật sớm để tạo điều kiện phục hồi thần kinh tốt hơn thì các bác sỹ thường chọn biện pháp chuyển lên tuyến trên, do đó làm quá tải các bệnh viện tuyến trên đồng thời kéo dài thời gian trước mổ. Chỉ thép mỏm gai (phẫu thuật Bohlman) giải quyết được các khó khăn trên. Nhưng cũng còn một vấn đề về mặt kỹ thuật có thể giải quyết được. Đó là xỏ chỉ qua 2 mỏm gai phải uốn lượn nhiều vòng làm chỉ biến dạng cong queo khó rút, dễ đứt khi néo chỉ, kéo dài thời gian mổ. Mặt khác, néo ép 1 bên tạo lực ép không cân bằng lên mỏm khớp 2 bên, ảnh hưởng sự chịu lực. Do vậy, việc nghiên cứu một phương pháp điều trị trật và gãy trật CSC thấp đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi căng xoay bằng phẫu thuật bohlman cải tiến (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)