Góc gù tạo ra bởi véc-tơ cúi làm ép cột trước đồng thời căng giãn cột sau, hậu quả là đứt D/C phía sau gây di lệch gập góc mở ra sau. Góc gù càng lớn thì di lệch càng nhiều, nghĩa là tổn thương các cấu trúc giữ vững cột sống càng nặng. Góc gù được dùng để đánh giá sự mất vững. Theo White, lớn hơn 110
là mất vững. Do đó, sự điều trị luôn nhắm vào, làm sao để giảm góc gù và đưa nó về gần với bình thường. Điều này nói lên tính hiệu quả của phương pháp mổ.
Trong lô nghiên cứu chúng tôi, góc gù trung bình trước mổ là 14,70, độ lệch chuẩn σ = 7,3. Sau mổ, góc gù trung bình còn -1,60. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Để tạo độ ưỡn ở đoạn CSC thấp, góc gù tự nhiên của mỗi tầng vận động phải “âm”. Góc gù sau mổ trong nghiên cứu là -1,60. Như vậy, chúng tôi nắn trả góc gù về trị số bình thường tức là tái tạo độ ưỡn CSC thấp. Khảo sát ở thời
điểm 3 – 6 tháng và lần khám cuối cùng, góc gù trung bình có khuynh hướng tăng lên chút ít, từ -1,60 tăng lên -0,90 rồi -0,50. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01 và P = 0,02) như đã trình bày trong bảng 4.29. Sự tăng độ gù là do nhiều nguyên nhân, trước tiên là sự thoái hóa mất nước xẹp dần đĩa đệm bị tổn thương do chất lượng xương chịu lực tại chỗ và cuối cùng do dụng cụ kết hợp xương. Tuy nhiên, góc gù được đo ở lần tái khám cuối cùng vẫn là góc “âm”, do đó, không làm mất đường cong sinh lý CSC và không ảnh hưởng đến sự chịu lực của cột sống, không ảnh hưởng nhiều đến tủy sống (như đã bàn ở mục 4.5: Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ống sống với tổn thương thần kinh).
Bảng 4.29: Số đo trung bình diễn biến góc gù (độ)
Trước mổ Ngay sau mổ Sau mổ 3 - 6 tháng Khám lần cuối Góc gù 14,70 -1,60 -0,90 -0,50 Độ lệch chuẩn (σ = 7,3) (σ = 4,6) (σ = 4,5) (σ = 4,1) p p < 0,01 p < 0,01 p < 0,01 p = 0,02
Biểu đồ 4.20: Diễn biến góc gù theo thời gian (độ)
Dùng phép kiểm T-test so sánh từng cặp giá trị, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa độ gù tại từng cặp thời điểm: trước mổ - ngay sau mổ (p < 0,01);
-4 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16
ngay sau mổ - sau mổ 3 - 6 tháng (p < 0,01); sau mổ 3 - 6 tháng – lần tái khám cuối cùng (p = 0,02) và sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Biểu đồ 4.20).
Vấn đề góc gù ít được quan tâm nên ít có tài liệu báo cáo về vấn đề này, bởi vì góc gù ít gây ảnh hưởng đến thần kinh, trừ phi góc gù lớn. Tuy nhiên, góc gù ảnh hưởng trực tiếp đến đường cong sinh lý, từ đó làm giảm khả năng chịu lực của CSC thấp. Tác giả T.T.Dũng với một nghiên cứu 86 bệnh nhân gãy cột sống cổ thấp, điều trị bằng nẹp vít lối trước 18 BN và nẹp vít khối bên lối sau 68 BN, với kết quả:
Bảng 4.30: Diễn biến góc gù của phẫu thuật lối trước và nẹp vít khối bên lối sau
Nguồn: Trương Thiết Dũng [6], góc gù sau mổ “dương”
Góc gù trung bình
Trước mổ Sau mổ Sau mổ 6 tháng Sau mổ 12 tháng
Độ 15,1 0,2 1,5 5,8
Bảng 4.30 thấy sau mổ, góc gù vẫn còn “dương”, tức là cột sống gù. Như vậy, so với nghiên cứu của T.T.Dũng, kết quả nắn chỉnh góc gù và khả năng duy trì sự nắn chỉnh trong lô nghiên cứu của chúng tôi tốt hơn. Bởi vì néo ép chỉ thép mỏm gai tạo lực ép phía sau mạnh nên góc gù được nắn hiệu quả và tái tạo đường cong sinh lý CSC thấp tốt [12].