Kết quả thử nghiệm chỉ hợp kim 316L (chỉ thép)
Chọn mẫu nghiên cứu (H 3.48):
+ Các loại chỉ làm bằng hợp kim không gỉ, không bị hấp thu (hợp kim 316L) + Số đo 0,4mm - 0,5mm - 0,6mm - 0,7mm.
+ Loại chỉ 1 sợi (monofilament).
Hình 3.48: Chỉ hợp kim 316L
Nguồn : từ tác giả
Chúng tôi hợp tác với khoa Sức Bền Vật Liệu và phòng Thí Nghiệm Trọng Điểm Quốc Gia Vật Liệu Polyme & Composite thuộc trường Đại Học Bách Khoa để đo đạc sức chịu đựng lực căng và lực mỏi của 4 loại chỉ hợp kim 316L.
3.1.1. Kết quả thực nghiệm khả năng chịu lực căng chỉ hợp kim 316L
a/ Kết quả lực căng của chỉ thép loại 0,4mm
Biểu đồ 3.2: Kết quả thử nghiệm khả năng chịu lực căng của chỉ hợp kim 316L, loại
0,4mm
Kết quả: chỉ thép loại 0,4mm Lực căng Pb = 22kgf Độ giãn L = 54%
b/ Kết quả lực căng của chỉ thép loại 0,5mm
Biểu đồ 3.3: Kết quả thử nghiệm khả năng chịu lực căng của chỉ hợp kim 316L, loại
0,5mm
Kết quả: chỉ thép loại 0,5mm
Lực căng Pb = 23,4kgf Độ giãn L = 40%
c/ Kết quả lực căng của chỉ thép loại 0,6mm
Biểu đồ 3.4.: Kết quả thử nghiệm khả năng chịu lực căng của chỉ hợp kim 316L,
loại 0,6mm
Kết quả: chỉ thép loại 0,6mm
Lực căng Pb = 52,5kgf Độ giãn L = 54%
d/ Kết quả lực căng của chỉ thép loại 0,7mm
- Mẫu 1 và 2: kết quả thử nghiệm chỉ thép số 0,7mm.
Biểu đồ 3.5: Kết quả thử nghiệm khả năng chịu lực căng của chỉ hợp kim 316L, loại
0,7mm
Kết quả: chỉ thép loại 0,7mm.
Lực căng Pb = 35,5kgf Độ giãn L = 68,8%
3.1.2. Kết quả thực nghiệm khả năng chịu lực mệt mỏi
Kết quả thí nghiệm khả năng chịu lực mệt mỏi của chỉ thép 0,6mm trung bình là
Kết quả thí nghiệm khả năng chịu lực mệt mỏi của chỉ thép 0,7mm trung bình là 23.400 lần (dung sai 15%).
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ TẢ THỰC NGHIỆM TRÊN XÁC VỀ ĐỘ VỮNG CỦA PHẪU THUẬT BOHLMAN CẢI TIẾN.
Phẫu thuật thực nghiệm trên 2 xác rã đông (H 3.49), với 3 mẫu thử nghiệm, mỗi mẫu thí nghiệm lập lại 3 lần, tác động lực gập tăng dần lên cổ để xác định độ vững của phương pháp Bohlman cải tiến và các phương pháp khác.
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu
- Cắt các dây chằng trên gai, D/C liên gai, D/C bao khớp, D/C vàng và D/C dọc sau như tổn thương trật CSC thấp ngang mức C4-C5.
- Tác động lực gập tăng dần lên CSC (H 3.50). - Đo độ di lệch của 2 mỏm gai trước và sau treo tạ.
- Quan sát và ghi nhận gãy xương, trật khớp hay gãy dụng cụ KHX.
Hình 3.50: Thiết kế thí nghiệm, tác động lực gập lên CSC tăng dần
Nguồn: từ tác giả
MẪU 1: THỬ NGHIỆM KHX MỎM KHỚP LỐI SAU
- Kết hợp xương mỏm khớp C4-C5 bằng thanh dọc - vít (H 3.51 A). - Đo khoảng cách liên mỏm gai trước khi treo tạ = 8mm (H3.51B). - Treo tạ lên đến 18kg, đo khoảng cách liên mỏm gai = 11mm.
- Độ giãn rộng liên mỏm gai L = 3mm (11mm - 8mm) (H 3.51B,D). - Không gãy xương, không trật khớp và không gãy dụng cụ.
Lực gập 18kg gây giãn rộng liên mỏm gai L = 3mm (11– 8mm).
A B
Hình 3.51A: Cắt các dây chằng phía sau. Hình3.51B: KHX mỏm khớp, khoảng
C D
Hình 3.51C: Lực gập 18kg
Hình 3.51D: Khoảng cách liên mỏm gai: 11mm (sau khi treo tạ 18kg)
MẪU 2: THỬ NGHIỆM PHẪU THUẬT BOHLMAN CẢI TIẾN
- Cắt các D/C phía sau đến D/C dọc sau.
- Kết hợp xương mỏm gai C4-C5 bằng chỉ thép không gỉ, loại chỉ 0,7mm, phẫu thuật Bohlman cải tiến.
- Đo khoảng cách liên mỏm gai trước khi treo tạ = 7mm. - Treo tạ lên đến 18kg. Khoảng cách liên mỏm gai = 12mm. - Độ giãn rộng liên mỏm gai L = 5mm (12mm - 7mm).
- Không gãy xương, không trật khớp và không đứt dụng cụ (H 3.45).
Lực gập 18kg gây giãn rộng liên mỏm gai L = 5mm (12 – 7mm).
A B
Hình 3.52A: KHX Bohlman cải tiến, đã cắt các D/C phía sau.
C D
Hình 3.52C: Treo tạ 18kg
Hình 3.52D: Khoảng cách liên mỏm gai = 12mm (sau khi treo tạ)
MẪU 3: THỬ NGHIỆM KHX THÂN SỐNG LỐI TRƯỚC
- Mổ lối trước cắt đĩa đệm, ghép mảnh xương mào chậu, bắt nẹp-vít vào thân đốt C4-C5 (H 3.53A).
- Mổ lối sau cắt các D/C phía sau đến D/C dọc sau.
- Đo khoảng cách liên mỏm gai trước khi treo tạ: 8,5mm. - Khoảng cách liên mỏm gai khi treo tạ 18kg = 17,5mm. - Không gãy xương, không trật khớp và không gãy dụng cụ.
Lực gập 18kg gây giãn rộng liên mỏm gai L = 9mm (17,5 – 8,5mm).
Hình 3.53A: Nẹp –vít lối trước C4-C5
Hình 3.53B: Cắt các D/C phía sau, khoảng liên mỏm gai = 8,5mm
C
Hình 3.53C: Sau khi treo tạ 18kg, khoảng cách liên mỏm gai = 17,5mm.
3.2.2 Kết quả thực nghiệm trên xác
Kết hợp xương mỏm khớp bằng thanh dọc (nẹp) – vít. Kết hợp xương mỏm gai, phẫu thuật Bohlman cải tiến. Kết hợp xương thân sống bằng nẹp – vít.
Bảng 3.4: Kết quả thực nghiệm độ vững chắc của phẫu thuật Bohlman cải tiến và
các phương pháp KHX khác trên xác rã đông:
LOẠI KHX LỰC TÁC ĐỘNG TOÁC 2 MỎM GAI GÃY XƯƠNG, GÃY DỤNG CỤ THANH DỌC-VÍT MỎM KHỚP 18Kg 3mm Không BOHLMAN CẢI TIẾN 18Kg 5mm Không NẸP-VÍT THÂN SỐNG 18Kg 9mm Không