II. Quan điểm và ph−ơng h−ớng phát triển hợp tác GMS
2.3.4. Tăng c−ờng hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, hiện nay lực l−ợng lao động của tiểu vùng chiếm khoảng một nửa tổng số dân, đây là một nguồn lực rất lớn. Song, hiện nay ở nhiều phần lãnh thổ thuộc tiểu vùng, tiềm năng to lớn của lực l−ợng lao động này ch−a đ−ợc khai thác dẫn đến tình trạng thất nghiệp hay thiếu việc làm nghiêm trọng.
Một nét chung của tiểu vùng là lực l−ợng lao động ở đây gồm những ng−ời có kỷ luật và có trình độ học vấn t−ơng đối tốt, so sánh với các n−ớc khác ở châu á, phần lớn các n−ớc trong tiểu vùng cớ −u điểm về tỷ lệ biết chữ, số năm đi học và trình độ học vấn chung. Tỷ lệ ng−ời lớn biết chữ ở Trung Quốc, Thái Lan, Mianma và Việt Nam dao động trong khoảng 70 đến 90%, tình hình ở Campuchia và Lào yếu kém hơn.
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị tr−ờng trong một số thành viên đã và đang dẫn đến những khó khăn về tài chính cho nhiều lĩnh vực, kể cả giáo dục. Chất l−ợng giáo dục thấp dẫn đến những khoảng cách giữa hệ thống giáo dục hiện có và các đòi hỏi của thực tế. Mặc dù tất cả các quốc gia trong tiểu vùng đã nhận thức đ−ợc tầm quan trọng của vấn đề, song cần một thời gian nhất định mới có thể nâng cao chất l−ợng giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho đất n−ớc.
Một khó khăn khác gây cản trở cho việc cải thiện hệ thống giáo dục - đào tạo và hạn chế khả năng của ng−ời dân trong tiểu vùng là mức sống còn thấp. Tình trạng đói nghèo nh− một thực tế dễ hiểu đã ngăn cản ng−ời ta đến với hệ thống tr−ờng sở, cũng chính nó trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một tỷ lệ cao bỏ học. Điều kiện nhà ở không phù hợp cho việc học tập và công việc đồng áng d−ờng nh− đã chiếm hết thời gian dành cho học tập, hạn chế rất lớn đến chất l−ợng học tập.
Để giải quyết vấn đề trên đây, các chính phủ cần cố gắng đáp ứng những đòi hỏi đa dạng của thực tiễn, bên cạnh những khoản đầu t− lớn cho các lĩnh vực khác thì một vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong chiến l−ợc phát triển của các quốc gia là giáo dục và đào tạo phải đ−ợc đầu t− thích đáng.
Tr−ớc hết cần khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đ−ợc đào tạo chính quy, đặc biệt thiếu giáo viên ng−ời dân tộc ở những vùng miền núi. Để giải
quyết khăn này, các quốc gia một mặt cần có chế độ −u đãi để khuyến khích những giáo viên có đủ năng lực đến công tác tại vùng núi, mặt khác tìm cách kêu gọi sự hỗ trợ từ phía n−ớc ngoài và các tổ chức quốc tế để nhận đ−ợc sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng nh− tài chính.
Cần có biện pháp tăng c−ờng khả năng bổ sung lẫn nhau trong phát triển nguồn nhân lực giữa khu vực công cộng và khu vực t− nhân. Khu vực công cộng hiện nay còn chiếm vị trí quyết định. Vì vậy cần nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt trong hoạt động đào tạo. Có chính sách khuyến khích ng−ời sử dụng lao động tham gia vào đầu t− cho phát triển nguồn nhân lực. Các chính sách pháp luật cần có quy định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của ng−ời lao động và ng−ời sử dụng lao động. Tiến hành thực hiện các dự án phát triển nguồn nhân lực bằng cách kết hợp giữa khu vực công cộng và t− nhân.